fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quảng cáo & Truyền thông » Giải mã xu thế podcast marketing - cuộc chơi mới dành cho thương hiệu
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến, các nội dung định dạng âm thanh (podcast) dần được nhìn nhận như một công cụ marketing tiềm năng. Khác biệt đáng kể so với nhiều phương thức marketing sẵn có hiện nay, podcast marketing trở thành cuộc chơi mới dành cho thương hiệu… và tất nhiên, lợi thế lớn nhất sẽ thuộc về những ai bắt đầu sớm nhất.

Cùng lật mở profile hình thức truyền tải nội dung mới mẻ này để chiếm lấy ưu thế dẫn đầu cuộc đua marketing bằng podcast nhé!

“Tra profile” podcast: Sao có thể dùng podcast làm marketing?

Được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà báo Ben Hammersley trên tờ The Guardian (Hoa Kỳ) từ năm 2004, podcast là sản phẩm từ phép kết hợp giữa “iPod” (tai nghe) với “Broadcast” (truyền phát rộng rãi). Như thế, podcast ban đầu chỉ một chương trình có thể tiếp nhận bằng tai nghe - tức một chương trình có định dạng âm thanh, có thể phát hoặc tải từ Internet. Hiện nay, có vô số podcast mà bạn có thể nghe mỗi ngày: Chúng phổ biến trên rất nhiều nền tảng khác nhau, từ các nền tảng chuyên về âm thanh như iTunes hay Spotify đến các website (nghĩa là bạn sẽ truy cập vào website và nghe podcast bằng trình duyệt web).

Là một phương thức truyền đạt thông tin phổ biến, điều đó có nghĩa là podcast có thể dùng để marketing. Mặc dù con người có vô số cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin - như chữ viết, âm thanh, hình ảnh... song chung quy chúng ta vẫn là những sinh vật lười biếng: Chúng ta chuộng cách tiếp cận nào dễ dàng nhất! Việc “kể chuyện” và “nghe chuyện” là những hoạt động giao tiếp xã hội cơ bản. Có thể bạn sẽ bất ngờ, nhưng đó chính là nguồn gốc và cũng là phương thức lưu truyền của hằng hà những thiên huyền thoại, truyền thuyết, sử thi... có ảnh hưởng sâu rộng ngay chính trong đời sống con người hiện đại. Nghe là phương thức tiếp nhận thông tin cơ bản mà chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên vượn người của mình!

Podcast của Ben Hammersley đang được khai thác thành podcast marketing (Ảnh: Zirateh)

Và chúng ta còn là những sinh vật bận rộn thích tiết kiệm thời gian nữa chứ! Nếu bạn đang đọc một bài báo, bạn sẽ rất khó làm một công việc khác. Nhưng với podcast, bạn có thể nghe trong khi chờ xe buýt hay chờ máy bay, trong khi đang di chuyển, khi đang dọn dẹp nhà cửa... Thay vì một playlist nhiều bài hát kèm những quảng cáo xổ ra bất chợt, một podcast về chủ đề yêu thích với vị chuyên gia bạn quan tâm thủ thỉ xuyên suốt có vẻ hay ho hơn nhiều đấy chứ!

Với lý do hoàn toàn chính đáng ấy, podcast đang ngày càng phổ biến hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, khi những chia sẻ âm thanh mang đến cho chúng ta cảm giác được kết nối trực tiếp với ai đó, thì kết quả là ngày càng nhiều người hình thành thói quen nghe podcast. Lựa chọn podcast, người dùng có thể tiếp nhận thông tin một cách nhẹ nhàng từ những chuyên gia trong ngành mà họ “pick” từ trước - một nguồn thông tin có chọn lọc và mang đến cho người nghe cảm giác chủ động nhất định. Anyway, chúng ta đâu có thích bị “nhồi nhét” thông tin bao giờ!

Xu thế podcast marketing: Tiềm năng không thể bỏ qua cho thương hiệu của bạn!

Chưa có nhiều thương hiệu Việt Nam lựa chọn kênh này, nhưng trên thế giới đây lại là một hình thức cực kỳ phổ biến. Theo https://www.demandsage.com, tính đến tháng 6/2022, thế giới có hơn 2.4 triệu kênh podcast với hơn 66 triệu tập đã được xuất bản. Dự báo đến cuối năm nay sẽ có khoảng 424 triệu người nghe podcast trên toàn cầu và đến năm 2024, con số là hơn 500 triệu. Giá trị của ngành công nghiệp podcast năm 2024 ước tính lên đến 4 tỷ đôla. Người thường xuyên nghe podcast là người trưởng thành thuộc nhóm có thu nhập trung bình khá - nghĩa là, họ là người tiêu dùng tiềm năng. Những con số “khủng” khiến các chuyên gia marketing thế giới không thể bỏ qua podcast marketing trong bản kế hoạch dài hơi của mình! Marketing trên podcast đang là một giải pháp khôn ngoan để đưa thương hiệu doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu.

Podcast marketing - hướng tiếp cận khách hàng đầy tiềm năng

Nhìn chung, trong một podcast, nội dung marketing được chia sẻ theo hướng PR (quan hệ công chúng - tức mượn một bên khác để nói về sản phẩm). Thông tin PR trong podcast marketing giúp nâng cao mức độ nhận thức về thương hiệu. Khi đạt đến một mức độ nhất định, khách hàng bắt đầu có xu hướng tìm kiếm và tương tác với thương hiệu - khởi đầu của quyết định lựa chọn sản phẩm do thương hiệu cung cấp. Podcast marketing cũng giúp kết nối với khách hàng một cách nhẹ nhàng và thân thiện: Thương hiệu được “kể” trong một câu chuyện, một cách gần như không có chủ ý. Host hoặc khách mời gián tiếp thông báo với người dùng về những giá trị của sản phẩm (hay dịch vụ) mà người dùng có thể nhận được, qua đó ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi người dùng - đây rồi, chính là mục tiêu mà trade marketing hướng tới! Bên cạnh đó, việc host và khách mời của podcast đều là chuyên gia hay những nhà lãnh đạo trong ngành, thông tin của mang tính giáo dục là chính... thì hiển nhiên là nội dung PR lồng ghép trong podcast marketing có sức thuyết phục cao hơn so với quảng cáo rồi!

Là một kẻ có hơn 6 năm PR bằng chữ viết là chính, tác giả bài viết này phải thừa nhận rằng hình thức PR khá là lỗi thời. Độc giả nếu vô tình click vào một bài PR nào đó, sẽ hầu như không để mắt đến. Hoặc giả họ có lướt qua thì tầm mắt sẽ tự động “bắt” những hình ảnh nổi bật và... thế thôi! Hình thức hiển thị trên website làm lộ ra cấu trúc của bài viết, độc giả vì thế dễ dàng bắt được những nội dung họ cần và lược bỏ những gì không cần thiết (đáng buồn thay, đó lại là thông tin giới thiệu mà doanh nghiệp đưa vào!). Trong khi đó, với nội dung định dạng âm thanh như podcast, thật khó để biết những thông tin gì sẽ được chia sẻ tiếp theo và gần như chắc chắn người nghe lần đầu sẽ không thể tua nhanh! Chọn podcast marketing, bạn gần như có được sự quan tâm của người dùng và vấn đề còn lại là thiết kế nội dung sao cho hấp dẫn - kể một câu chuyện, chia sẻ một trải nghiệm, đánh giá một vấn đề... chứ không chỉ là thông tin quảng cáo! Chính vì thế, podcast marketing là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp SMEs, khi mà các kênh truyền thông trả phí đang ngày càng trở nên đắt đỏ. Doanh nghiệp có thể tự tạo cho mình một kênh podcast, lồng ghép nội dung liên quan tới sản phẩm, dịch vụ... một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.

Bí quyết sản xuất podcast marketing hiệu quả

Yeah, đến đây thì bạn bắt đầu nghĩ rằng mình cần một series podcast marketing cho sản phẩm của mình (hoặc thương hiệu cá nhân của chính bạn - hoàn toàn hợp lý!). Hiển nhiên, cũng như mọi kênh marketing khác, podcast marketing cũng cần bạn đầu tư công sức, thời gian và chi phí. Đừng vội chau mày, hãy bắt đầu nghĩ đến những tập podcast đầu tiên của bạn từ những gạch đầu dòng dưới đây.

  • Lập ra “content mapping” cơ bản cho podcast

Có một nhầm lẫn đâu đó khi nhiều người tin rằng content chỉ gắn với chữ viết. Thật ra thì content (tức nội dung) là thông điệp được thể hiện, và con chữ chỉ là một hình thức thể hiện mà thôi. Hình ảnh, video, hay trong trường hợp này là âm thanh, cũng là những nội dung và do vậy cũng là những content. Bằng cách lập ra một bản “content mapping” để từ đó chọn những nội dung phù hợp nhất cho định dạng âm thanh này, bạn có thể đảm bảo nội dung các tập không trùng lặp nhau cũng như hông điệp của kênh podcast marketing đồng bộ với thông điệp ở những kênh khác.

  • Thử nghiệm nhiều hình thức trước khi xây dựng quy trình

Bởi vì podcast là một hình thức khá mới ở Việt Nam và bạn là một người lần đầu làm podcast, bạn sẽ dễ gặp phải trục trặc không mong muốn - về chủ đề, lối dẫn dắt câu chuyện, cách lồng ghép thông tin marketing một cách tự nhiên,... Thế nên, đừng tự giới hạn mình ở một loại chủ đề hay một cách trò chuyện nhất định. Và cũng đừng quá nóng vội: Bạn cần thời gian để xác định những định dạng và phong cách thích hợp nhất cho một series podcast marketing và cũng là cho thương hiệu của mình.

Mỗi kênh podcast, kể cả podcast marketing, đều nên định hình ở một phong cách nhất định

  • Đảm bảo chất lượng cho thiết bị kỹ thuật

Bạn có thể thu âm một phần hoặc thậm chí là podcast trên smartphone của mình, tuy nhiên để một podcast thực sự có chất lượng, hãy đầu tư micro và thiết bị thu âm đủ tốt. Một podcast với âm thanh kém, nhiễu, nhiều tiếng ồn... có thể mang lại trải nghiệm tiêu cực, gây ấn tượng xấu với người nghe và thậm chí khiến họ không muốn trở lại với podcast của bạn.

  • Xuất bản đều đặn và đo lường hiệu quả thường xuyên

Để được các nhóm khách hàng mục tiêu nhớ đến, podcast marketing không thể xuất hiện một cách ngẫu hứng. Bạn phải xuất bản các tập podcast đều đặn theo lịch trình đã định. Hầu hết các kênh podcast trên thế giới chọn lịch xuất bản hàng tuần hoặc xuất bản mỗi hai tuần. Bạn có thể chọn lịch trình tùy theo khả năng sản xuất của mình nhưng một khi đã lựa chọn, hãy cố gắng duy trì đều đặn.

Ngoài ra, quá trình chuẩn bị nội dung, ghi âm, biên tập, tìm kiếm người nghe và quảng bá podcast có thể tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều công sức. Vì thế, bạn cần chạy các thử nghiệm nhỏ, ví dụ như đo lường hiệu quả tiếp cận, lượt nghe... sau 02 tuần hoặc 01 tháng xuất bản đều đặn. Phân tích xem khoản đầu tư cho podcast xứng đáng với những gì thu về không trước khi mở rộng quy mô theo quý hoặc theo năm.

  • Quảng bá kênh podcast và tập podcast marketing của bạn ở những kênh phù hợp

Thời gian là yếu tố cần thiết để thu hút được một lượng người nghe nhất định, nhưng bạn cũng có thể đẩy nhanh tiến độ bằng cách quảng bá podcast của mình ở những kênh phù hợp - website doanh nghiệp, các mạng xã hội, liên kết với các KOLs... hoặc thậm chí là quảng cáo trả phí. Bạn cũng có thể xây dựng một trang con hay landing page tập hợp tất cả các podcast của mình, theo thời gian và theo chủ đề. Trên các nền tảng dành cho định dạng âm thanh như iTunes hay Spotify, podcast của bạn sẽ có thứ hạng hiển thị tốt hơn nếu bạn có nhiều tập được tải xuống.

“Bỏ túi” một số kênh podcast marketing - kinh doanh hữu ích

Cùng với việc nghiên cứu những gợi ý, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng một kênh podcast marketing - kinh doanh từ một số kênh khá nổi bật hiện nay. Đầu tiên có thể kể đến Social Media Marketing Podcast do Michael Stelzner (tác giả của Social Media Examiner) sáng lập vào năm 2012. Với người làm marketing, đặc biệt là marketing qua mạng xã hội, thì chỉ cái tên Stelzner cũng đã khẳng định được giá trị của kênh podcast này. Social Media Marketing Podcast hiện có hơn 550 tập, mang đến cho bạn gần như mọi thông tin cần biết về marketing mạng xã hội nói riêng và marketing nói chung.

Social Media Marketing Podcast - kênh podcast về marketing hàng đầu thế giới

Một kênh podcast marketing hàng đầu khác là Marketing School Podcast do hai chuyên gia Neil Patel và Eric Siu sáng lập, hiện có hơn 1.400 tập và hơn 35 triệu lượt tải xuống. Phạm vi chính của kênh này là digital marketing, tuy nhiên bạn cũng có thể tìm thấy nhiều chia sẻ hữu ích khác về marketing nói chung tại đây.

Với những ai quan tâm đến content marketing, lựa chọn không thể bỏ qua sẽ là This Old Marketing Podcast với hai tác giả Joe Pulizzi và Robert Rose, nội dung xoay quanh tiếp thị nội dung, cách thu hút khách hàng... trong thời lượng vừa phải (khoảng 60 phút/tập). Trong khi đó, nếu bạn là một nhà quản lý trong lĩnh vực marketing, kênh The CMO Marketing Podcast với người dẫn dắt chính là cựu CMO của P&G chắc chắn sẽ là nơi bạn thu thập được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá.

Ở Việt Nam, trong số những podcast marketing nổi bật có thể kể đến kênh Advertising Vietnam (do ekip Advertising Vietnam thực hiện) với những chuyên gia cao cấp tại các thương hiệu lớn, khám phá các chiến dịch truyền thông - marketing “hot”. Hoặc như Have a sip (Vietcetera) với host Thùy Minh và các chuyên gia ở ngành sáng tạo, M.A.D với host Tuân Lê - cofounder kiêm Giám đốc sáng tạo Lab Saigon... Đừng quá băn khoăn nếu nội dung bạn muốn thực hiện có gì đó “na ná” những podcast bạn từng nghe, bởi podcast không chỉ là vấn đề mà còn là cách nhìn và trải nghiệm cá nhân - điều độc nhất mà chỉ riêng bạn có.

Bạn đã từng nghĩ đến podcast marketing hay từng có trải nghiệm với loại hình marketing mới mẻ này? Đừng ngần ngại chia sẻ câu chuyện của mình cùng chúng tôi, bạn nhé!

Tác giả: Nguyên Thảo

 

Trích dẫn

Dynamic ads là gì? - và những điều bạn có thể chưa biết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:57

Chỉ số CTR là gì? Phân tích CTR lý tưởng trong quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:29

Tổng hợp 18 phương pháp tối ưu quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:44

FOOH: Xu hướng mới hay “con dao hai lưỡi” của thương hiệu? Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:20

“Cuộc đua” của các thương hiệu xa xỉ tại giải đua F1 Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:57

Học hỏi tiếp thị đa kênh từ 15 thương hiệu lớn: Starbucks, Sephora, Amazon,.. Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:20

Tổng Cục Du lịch Singapore trình chiếu biển quảng cáo 3D tại TP.HCM Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:46:49

Bookaholic #31: Beloved Brands – 4 frameworks giúp marketer “biết người, biết ta” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:45:02

Chinh phục khoảnh khắc “Say Cheese!”, Nabati mang đến làn gió mới trên thị trường bánh kẹo Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:37

Học hỏi cách triển khai AR từ các thương hiệu nổi tiếng: Burberry, L‘Oréal, Amazon,... Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:04

Điểm bán và Biển quảng cáo ngoài trời OOH Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:43:30

Video Hành trình tìm kiếm âm thanh diệu kỳ - CBS Art Sound, nơi cảm xúc thăng hoa Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:48

Production House #5: Dấn thân vào ngành dưới góc nhìn của Founder và Production Assistant “trái ngành” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:02

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:41:17

Vice President Marketing tại Suntory PepsiCo Vietnam: Tính hiệu quả là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng tạo Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:02:07

“Đi tới đâu, Sôi tới đó” cùng campaign của Lẩu tự sôi Omachi bắp bò riêu cua Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:01:26

Học hỏi cách triển khai DOOH từ các thương hiệu nổi tiếng: McDonald’s, KFC, Subway... Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:59:28

Điểm lại 8 chiến dịch sử dụng insight xuất sắc Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:59

Production House #4: Làm phim quảng cáo có cần chú trọng yếu tố nghệ thuật? Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:36

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:13

CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?