iệc biết và hiểu các thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong lĩnh vực F&B (Food and Beverage) không chỉ giúp bạn nhanh chóng đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng mà còn thể hiện bạn là một người “hiểu nghề”.Hoteljob.vn xin chia sẻ 27 thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong ngành F&B để các bạn tham khảo.
♦ À LA CARTE – Là loại thực đơn chọn món lẻ theo ý thích của thực khách.
♦ Room service menu – Thực đơn dành cho dịch vụ phục vụ đồ ăn, thức uống tại phòng khách lưu trú.
♦ Fixed menu – Thực đơn cố định, không thay đổi theo ngày.
♦ Cyclical menu – Là loại thực đơn theo chu kỳ, ví dụ thực đơn sẽ thay đổi từ Thứ hai đến thứ 6, sau đó lặp lại.
♦ Table d'hote/ Buffet Menu – Thực đơn các món Buffet với mức giá cố định.
♦ Promotions – Các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
♦ Maitre d'hotel – Là giám sát viên 1 outlet (một nhà hàng…) của bộ phận F&B khách sạn, có nhiệm vụ giám sát, quản lý các hoạt động hàng ngày của 1 outlet đó.
♦ Runner – Nhân viên phụ trách bưng bê món ăn từ khu vực nhà bếp đến khu vực chuẩn bị phục vụ để nhân viên bàn mang ra phục vụ khách.
♦ Hostess – Nhân viên đón khách của nhà hàng, đứng ở cửa ra vào, chào khách và hướng dẫn khách vào bàn đã đặt trước hoặc tư vấn khách chọn chỗ ngồi theo sở thích.
♦ Cart service – Xe đẩy phục vụ, dùng để đẩy thức ăn đến bàn phục vụ thực khách.
♦ American service – Là hình thức phục vụ thức ăn kiểu Mỹ, món ăn được nấu chín và chia sẵn thành từng phần tương ứng với lượng thực khách trong bàn.
♦ Platter service – Là hình thức chế biến và phục vụ thức ăn ngay tại bàn, nhân viên bếp sẽ chuẩn bị sẵn nguyên liệu và mang đến bàn phục vụ để chế biến trực tiếp trước mặt khách.
♦ Bitters – Là các loại rượu được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vỏ cây, rễ cây… thường được sử dụng như một chất hương vị cho cocktail.
♦ Liqueur – Là loại rượu mùi, được chiết xuất từ trái cây.
♦ Cognac - Rượu Cognac, một loại rượu mạnh có xuất xứ từ nước Pháp.
♦ House brand – Là nhãn hiệu rượu nhà hàng chọn để sử dụng khi khách order cocktail mà không yêu cầu sử dụng rượu của thương hiệu nào.
♦ Lacto-ovo-vegetarian – Thực khách không ăn thịt, trứng, cá nhưng ăn các sản phẩm từ sữa, rau và hoa quả.
♦ Pesco-vegetarian – Thực khách không ăn thịt nhưng ăn các sản phẩm sữa, trứng, cá, rau và hoa quả.
♦ Vegan – Thực khách ăn chay, không ăn các sản phẩm từ động vật.
♦ Mise-en-scene – Chuẩn bị setup nhà hàng trước khi phục vụ.
♦ Mise-en-place – Mọi nguyên liệu và vật dụng đã được chuẩn bị sẵn sàng để chế biến món ăn.
♦ CHAFFING DISH – Dụng cụ giữ ấm thức ăn, được dùng để phục vụ tiệc Buffet
♦ Upselling – Phương pháp bán hàng gia tăng, khuyến khích thực khách sử dụng nhiều món ăn, thức uống hơn… để tăng doanh thu cho nhà hàng.
♦ Waxing a table – Chế độ phục vụ đặc biệt cho khách VIP.
♦ Dupe (Duplicate) – Tờ giấy ghi các món ăn đã được khách order.
♦ SOS (Sauce on the side) – Nước sốt để bên cạnh món ăn.
♦ POS (Point of sale) – Máy POS được sử dụng để phục vụ việc thanh toán bằng thẻ tín dụng của khách hàng.
Ms.Smile