fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quảng cáo & Truyền thông » Cao Sao Vàng - Bị quên lãng tại Việt Nam nhưng là "con cưng" trên thị trường quốc tế
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Chiếc hộp nhôm hình tròn, bé bé xinh xinh với màu đỏ và logo ngôi sao màu vàng nổi bật tựa hình ảnh của quốc huy Việt Nam vẫn mãi đọng lại trong tâm trí nhiều thế hệ. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, sản phẩm này đã đóng góp hơn 2 triệu USD vào nguồn thu của đất nước. Hơn 50 năm trôi qua, Cao Sao Vàng vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay và trở thành một tượng đài cho loại sản phẩm trị bệnh cực kỳ tốt của những năm tháng trước đây.

1. Sự ra đời của Cao Sao Vàng - “local brand” đời đầu về sản phẩm y học

Cao Sao Vàng là một loại cao xoa được điều chế từ nhiều loại tinh dầu, bao gồm: long não, sáp ong, tinh dầu bạc hà, tràm, hương nhu trắng, quế.

Thương hiệu Việt vang bóng một thời (kỳ II): Hành trình trở thành "thương  hiệu quốc dân" của Cao Sao Vàng

Cao Sao Vàng được cho là sản xuất dựa theo sản phẩm dầu cù là nhãn hiệu con hổ trắng có xuất xứ từ Singapore. Thời gian đầu, mặt hàng này được nhà nước ta giao cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 3, nay là Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (Hải Phòng) sản xuất.

Có một nguồn thông tin khác cho hay, cha đẻ của Cao Sao Vàng là lương y Phó Đức Thành. Ông Phó Đức Thành sinh năm 1880 tại Ninh Bình, quê gốc ở tỉnh Hưng Yên. Năm 1926, khi đang là một công chức lục lộ và chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ ở Huế, ông đã ra Vinh lập nghiệp. Ông lập nên hiệu thuốc Vĩnh Hưng Tường, đứng số 1 về đông nam dược với hệ thống đại lý khắp vùng Bắc, Trung, Nam.

Lương y, doanh nhân Phó Đức Thành: Cha đẻ của dầu cao Sao Vàng

Không chỉ nghiên cứu, áp dụng các bài thuốc có sẵn, lương y Phó Đức Thành đã nghiên cứu và bào chế được nhiều bài thuốc tốt từ thảo dược Việt Nam. Trong đó nổi bật có “dầu cù là” Vĩnh Hưng Tường, mang tên “Vạn Ứng”. Lúc đầu Vạn Ứng chỉ là một loại dầu xoa dạng nước, sau đó được chế thêm loại cao đặc.

Sau này, khi đã ra công tác ở Bộ Y tế, ông Thành chuyển giao công thức chế biến dầu Vạn Ứng cho Xí nghiệp dược phẩm Trung ương. Từ đó, sản phẩm này đã phát triển thành thương hiệu Cao Sao Vàng đóng trong chiếc hộp sắt tây sơn đỏ có hình vẽ ngôi sao vàng năm cánh chính giữa.

Từ năm 1969, thương hiệu Cao Sao Vàng đã chính thức ra mắt thị trường và nhanh chóng trở thành sản phẩm phổ biến tại Việt Nam.

2. “Vang bóng một thời” - Cao Sao Vàng nhỏ mà có võ!

Trong nhiều năm, không gian của các gia đình Việt Nam luôn sự hiện diện của hộp Cao Sao Vàng. Sản phẩm này không chỉ đại diện cho sức khỏe và trị liệu, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày. Đây được coi là "thần dược trị liệu", trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy cho mọi nhà trong việc điều trị những triệu chứng thông thường như nhức đầu, ngạt mũi, hắt hơi hay đau bụng.

Thời đó, vỏ hộp Cao Sao Vàng được làm bằng nhôm thô sơ nên rất khó mở, người lớn dạy trẻ con mở bằng cách thả rơi nó xuống nền gạch nhiều lần để hộp cao bung nắp. Với ưu điểm nhỏ gọn, người ta dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu. Hơn hết là chất dầu trong hộp đặc hơn dầu nhập ngoại, dùng được khá lâu và không bị chảy lỏng khi gặp thời tiết nắng nóng.

Cha đẻ của Cao Sao Vàng nổi tiếng

Cao Sao Vàng còn có tác dụng làm ấm cơ thể nên những người Việt khi đi công tác, học tập ở Liên Xô, Đông u thời đó thường bỏ túi mang theo loại cao này để sử dụng. Chính vì lý do đó, “local brand” về thần dược trị liệu tại Việt Nam đã được người dân một số nước Đông u, Liên Xô biết tới. Cho đến khi đất nước thống nhất năm 1975, Việt Nam và Liên Xô đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, Cao Sao Vàng là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô. Tổng công ty Dược đã giao cho 5 xí nghiệp dược phẩm cùng sản xuất mặt hàng này. Riêng xí nghiệp dược ở Đà Nẵng được giao chỉ tiêu sản xuất mỗi năm trung bình 10 - 15 triệu hộp. Đỉnh cao là năm 1983 với sản lượng được giao 20 triệu hộp.

Tuy nhiên, từ những năm 2000, với sự mở cửa kinh tế và hội nhập, Cao Sao Vàng đã bị lấn át bởi sự xuất hiện của nhiều loại dầu trong nước và nhập khẩu như dầu gió, dầu khuynh diệp, dầu tràm.... Điều này đã làm cho Cao Sao Vàng không còn được ưa chuộng như trước đây trong thị trường nội địa.

3. Bị lãng quên trong nước nhưng Cao Sao Vàng lại trở thành cơn sốt vươn tầm thế giới

Hiện nay tại Việt Nam, sản phẩm Cao Sao Vàng không còn được người dân quan tâm như thời kỳ bao cấp. Tại các hiệu thuốc truyền thống, sản phẩm này được bán với giá khá rẻ, chỉ 5.900 đồng/hộp 4 gram (hiệu thuốc Pharmacity).

Tuy nhiên khi xuất hiện tại thị trường quốc tế, Cao Sao Vàng trở thành một sản phẩm khá đắt đỏ khi giá bán ra đã tăng lên gấp 40 lần. Và dù giá sản phẩm đã chạm mức ngất ngưởng, người dân quốc tế vẫn sẵn sàng chi hầu bao để sở hữu loại “thần dược” này!

Vì sao Cao Sao Vàng được săn đón tại thị trường quốc tế?

Trên các trang web và sàn thương mại điện tử của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Cao Sao Vàng nhập khẩu từ Việt Nam được bán với giá từ 250.000 đồng đến 1,5 triệu đồng:

Tại Amazon Nhật Bản, giá sản phẩm là 1.100 yên (khoảng 250.000 đồng) cho hộp 4 gram.

Trên Amazon Trung Quốc, giá sản phẩm là 120,57 nhân dân tệ (khoảng 426.000 đồng) cho hộp 10 gram.

Trên sàn thương mại điện tử Alibaba Trung Quốc, sản phẩm trên đang được bán với giá cao nhất là 3 USD/hộp 3 gram, tương đương khoảng 70.000 đồng.

Trên eBay, mỗi hộp Cao Sao Vàng có giá 9.99 USD, tức khoảng 231.000 đồng, một hộp loại 4gram.

Đặc biệt, trang web Coupang của Hàn Quốc đang bán cao Sao Vàng với hộp 3 gram x 3 sản phẩm có giá 29.530 won, tương đương khoảng 600.000 đồng, hộp 10 gram có giá từ 71.900-74.500 won, tương đương khoảng 1,5 triệu đồng.

Vào tháng 8/2020, một kênh YouTube tại Nga với hơn 40.000 người theo dõi đã đăng một đoạn video quảng cáo về Cao Sao Vàng mang tựa đề "Cao Sao Vàng – liệu pháp trị liệu mát lành sảng khoái". Trong video dài 40 giây, một nhóm bạn trẻ Nga đã thay nhau mở nắp và trải nghiệm mùi hương đặc trưng phát ra từ chiếc hộp nhỏ Cao Sao Vàng trong nhiều tình huống khác nhau. Đoạn video quảng cáo này đã gây bão trên mạng xã hội, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem chỉ sau vài ngày kể từ khi được đăng tải.

Sau khi gây sốt với TVC tại thị trường quốc tế, câu chuyện về Cao Sao Vàng đã lan tỏa và thu hút sự chú ý của khán giả trong nước qua chương trình Ký ức vui vẻ của VTV. Không chỉ là một sản phẩm y học nổi tiếng, Cao Sao Vàng đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong ngành quảng cáo và truyền thông vào thời điểm năm 2020.

Lý do Cao Sao Vàng được người nước ngoài săn đón như vậy trước hết bởi sản phẩm có tác dụng phòng và trị bệnh thật sự, lại được sử dụng với nhiều bệnh khác nhau. Ngoài ra, hộp cao có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng mang đi khắp nơi. Mức giá của sản phẩm được xem là quá rẻ so với thu nhập của người nước ngoài. Thêm vào đó, thương hiệu Cao Sao Vàng tuy quen với chúng ta, nhưng lại lạ với người nước ngoài nên sẽ thu hút sự quan tâm, tò mò muốn khám phá dùng thử của người tiêu dùng quốc tế

Tuy nhiên, quay lại thực tế ở Việt Nam, Cao Sao Vàng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân khác. Mức giá rẻ của Cao Sao Vàng cũng không đủ để nổi bật trong thị trường cạnh tranh này. Hơn nữa, sự thiếu cải tiến về chất lượng và mẫu mã sau nhiều năm sản xuất đã khiến cho sản phẩm trở nên nhàm chán và mất đi sự hấp dẫn. Ngoài ra, một phần người tiêu dùng Việt mang tâm lý "sính ngoại" đã khiến cho những sản phẩm thuần Việt như Cao Sao Vàng dần dần mất vị thế trước đây.

Nguồn: brandsvietnam

Trích dẫn

Dynamic ads là gì? - và những điều bạn có thể chưa biết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:57

Chỉ số CTR là gì? Phân tích CTR lý tưởng trong quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:29

Tổng hợp 18 phương pháp tối ưu quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:44

FOOH: Xu hướng mới hay “con dao hai lưỡi” của thương hiệu? Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:20

“Cuộc đua” của các thương hiệu xa xỉ tại giải đua F1 Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:57

Học hỏi tiếp thị đa kênh từ 15 thương hiệu lớn: Starbucks, Sephora, Amazon,.. Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:20

Tổng Cục Du lịch Singapore trình chiếu biển quảng cáo 3D tại TP.HCM Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:46:49

Bookaholic #31: Beloved Brands – 4 frameworks giúp marketer “biết người, biết ta” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:45:02

Chinh phục khoảnh khắc “Say Cheese!”, Nabati mang đến làn gió mới trên thị trường bánh kẹo Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:37

Học hỏi cách triển khai AR từ các thương hiệu nổi tiếng: Burberry, L‘Oréal, Amazon,... Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:04

Điểm bán và Biển quảng cáo ngoài trời OOH Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:43:30

Video Hành trình tìm kiếm âm thanh diệu kỳ - CBS Art Sound, nơi cảm xúc thăng hoa Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:48

Production House #5: Dấn thân vào ngành dưới góc nhìn của Founder và Production Assistant “trái ngành” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:02

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:41:17

Vice President Marketing tại Suntory PepsiCo Vietnam: Tính hiệu quả là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng tạo Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:02:07

“Đi tới đâu, Sôi tới đó” cùng campaign của Lẩu tự sôi Omachi bắp bò riêu cua Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:01:26

Học hỏi cách triển khai DOOH từ các thương hiệu nổi tiếng: McDonald’s, KFC, Subway... Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:59:28

Điểm lại 8 chiến dịch sử dụng insight xuất sắc Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:59

Production House #4: Làm phim quảng cáo có cần chú trọng yếu tố nghệ thuật? Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:36

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:13

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School