new_logo_fbd_v2
horeca_business_school

10 bài học cho kinh doanh quy mô nhỏ từ Starbucks

Starbucks đã thay đổi cách mọi người uống cà phê từ các châu lục khác nhau. Đáng chú ý hơn, công ty đã cải biên thành công những chiếc cốc dành cho người đi bộ vốn dĩ chỉ để vứt vào thùng rác thành những phụ kiện cao cấp. Nó đã tạo ra một “lối sống Starbucks” trên khắp nước Mỹ.

Từ đồ uống ngon đến độc quyền hỗn hợp cà phê hạt hay các mối quan hệ chiến lược, doanh nghiệp nhỏ phải học hỏi nhiều điều từ Starbucks.

#1 Bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh tốt

Starbuck là một Công ty lớn, điều này chắc chắn không phải bàn cãi. Trước đây, quán cà phê được hiểu như một điểm tụ tập. Nó không chỉ là một nơi để có được một tách cà phê ngon mà còn là trung tâm xã giao và tranh luận trí tuệ, đặc biệt là các sinh viên và các chuyên gia đô thị trẻ.

Starbucks đã tạo ra một trào lưu rất khác. Nó biến một sản phẩm thông thường và khiêm tốn thành một trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng để họ sẵn sàng mang nó theo bên mình khi ra ngoài.

Những doanh nghiệp nhỏ muốn kinh doanh thành công quan trọng phải có ý tưởng độc đáo. Phần đông người tiêu dùng lựa chọn bạn đơn giản vì họ thấy sự khác biệt với những hàng quán xung quanh.

#2 Suy nghĩ lớn

Starbucks (5)

Starbucks cũng chỉ bắt đầu là một Công ty nhỏ tại Pike Place Market Seattle năm 1971 nhưng nó luôn luôn có một tham vọng rất lớn. Công ty này được công bố vào năm 1982. Gần một thập kỷ sau khi nó bắt đầu. Từ khởi đầu khiêm tốn, công ty đã nắm giữ khoảng 40 phần trăm thị trường cà phê hiện nay. Sự tăng trưởng ngoài mong đợi của bất kỳ doanh nghiệp lớn nào. Cơ hội cho tăng trưởng và mở rộng trong tương lai chỉ thực sự bắt đầu khi Starbucks mở rộng “thuộc địa” ra ngoài nước Mỹ.

Starbucks tăng trưởng chậm mà chắc. Kiên trì theo đuổi mục tiêu và khéo léo quản lý tài chính. Khi bạn nghĩ mình làm được thì bạn mới thực sự có động lực để làm. Suy nghĩ không hiện hữu nhưng nó là phần vô cùng quan trọng để khởi đầu một quá trình kinh doanh thành công.

#3 Suy nghĩ ra bên ngoài tầm với của bạn

Starbucks (7)

Sức mạnh của Starbucks nằm ở chỗ khả năng đột phá trên cơ hội ngay cả khi đó mới chỉ là những ý tưởng vạch ra trên giấy. Khả năng của Starbucks suy nghĩ rộng, ra bên ngoài những gì họ đang sở hữu, tuy nhiên, họ cũng phải tin mình làm được chứ không chỉ là ý nghĩ viển vông. Như với trường hợp Starbucks ở Trung Quốc – một đất nước nhiều hủ tục, nguyên tắc cổ hủ. Starbucks đến sau rất nhiều thương hiệu lớn từng thất bại cay đắng trên thị trường này nhưng họ dám làm những điều tưởng chừng như không thể và họ đã không lặp lại vết xe đổ đó.

Điểm chung của những doanh nghiệp nhỏ là có tầm nhìn hạn chế, bởi họ luôn lo sợ khả năng của mình. Chính vì thể chẳng bao giờ họ có đủ động lực để bứt phá.

#4 Đối tác thông minh

Starbucks đã chứng minh rằng ngay cả những công ty lớn cũng cần sự giúp đỡ thể thực hiện những mục tiêu của mình. Trong trường kinh doanh, có cạnh tranh thật, nhưng đừng tự cô lập mình.

Thực tế rằng, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Starbucks là sáng kiến ​​hợp tác chiến lược với nhiều công ty khác. Năm 1993, hãng này hợp tác với hiệu sách Barnes và Noble ở Hoa Kỳ để dành cho những khách hàng của họ những cuốn sách về cà phê. Tiếp tục với chiến lực tạo chỗ đứng cho phân ngành cửa hàng sách, Starbucks đã thành lập một liên minh “Canadian Bookstore Chapters” vào năm 1995.

Starbucks cũng tạo mối quan hệ đối tác với Pepsi-Cola vào năm 1996 để bắt đầu công việc kinh doanh vừa hết hạn với một công ty nước giải khát khác ở Bắc Mỹ, ra đời phiên bản đồ uống đóng chai Starbucks Frappuccino.

Starbucks (3)

Trong năm đó, Công ty cũng hợp tác với Dreyer’s Grand Ice Cream để cho ra đời Starbucks Ice Cream và quán bar có tên Starbucks Ice Cream, nhanh chóng trở thành điểm bán kem cà phê chạy nhất Hoa Kỳ. Năm 2001, công ty gia nhập vào mối quan hệ đối tác với Hyatt Hotels Corp.

Starbucks luôn đặt ra mục tiêu lớn, tìm những đối tác đáng tin cậy và thực hiện nó. Sở trường của thương hiệu này là khai phá những thị trường mới. Đối với doanh nghiệp nhỏ để có được thành công, bạn phải nhận ra rằng, một mình bạn không thể lấp đầy được những khoảng trống trong việc phục vụ nhu cầu của thị trường mục tiêu. Bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ những đối tác khác, những người sẵn sàng làm việc với bạn và chia sẻ rủi ro tài chính; nhằm mục đích giúp bạn gia nhập các thị trường mới và có được sản phẩm và dịch vụ thật nhanh chóng; đồng thời, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp tốc độ trao đổi công nghệ mới giống như Starbucks đã từng làm và thành công.

#5 Tạo ra một trải nghiệm độc đáo

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Starbucks tạo ra những cửa hàng bán lẻ hấp dẫn, thoải mái với thiết kế thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn sẽ tìm thấy những chiếc ghế đệm gỗ cùng mạng không dây tốc độ cao, lựa chọn những bài nhạc phát trong quán trong khi đang nhâm nhi ly cà phê yêu thích của họ.

Những đổi mới sản phẩm và cửa hàng sẽ tăng trải nghiệm cho khách hàng. Họ không cần phải đến trụ sở chính tại Seattle mà vẫn có thể cảm nhận được một không khí Starbucks đích thực ở bất cứ đầu trên thế giới.

#6 Luôn làm khách hàng cảm thấy hài lòng

Sự thành công của Starbucks cam kết luôn làm hài lòng bất cứ vị khách nào. Công ty lấy đó như một mục tiêu kinh doanh. Luôn nhiệt tình với khách hàng bất cứ thời gian nào. Sẽ có những quy trình cụ thể: Thời điểm khách hàng bước chân vào những cửa hàng bán lẻ, họ bắt đầu đặt một đơn hàng, nhận một cách cà phê tươi và cuối cùng là thư giãn. Trong quá trình đó, nhân viên không làm bất cứ điều gì khi không có sự cho phép của khách hàng, gây mất thời gian hay khiến họ phải chờ đợi quá lâu; hoặc không tự ý làm phiền khi họ đang nghe nhạc hay làm việc.

Đã có nhiều cửa hàng của Starbucks, khách hàng chấp nhận xếp hàng, đợi cả tiếng đồng hồ để thưởng thức một sản phẩm đẳng cấp. Nhân viên Starbucks cũng cần nhanh chóng hơn và trong bất cứ trường hợp nào, kể cả cấp bách nhất cũng không được cáu gắt với khách hàng bởi phân khúc thị trường hãng hướng đến là những có thu nhập khá, sẵn sàng bỏ tiền ra cho một cốc cà phê “thương hiệu”; việc mất đi một khách hàng thôi cũng đủ coi là một tổn thất lớn.

Đối với những Công ty nhỏ thì điều này càng không thể chấp nhận được.

#7 “Đào sâu” vào ví tiền của khách hàng

Starbucks (4)

Không chỉ giới thiệu sản phẩm chính là những cốc cà phê, Starbucks tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới để khách hàng chi tiêu nhiều tiền hơn khi đến cửa hàng. Chẳng hạn như, khi thấy một khách hàng mua một cốc cà phê nóng, những nhân viên Starbucks ngay lập tức gợi ý thêm món bánh mì nóng hoặc bánh ngọt đi cùng với cà phê. Thậm chí, trong năm nay, tại một số cửa hàng Starbucks, họ còn có kế hoạch giới thiệu đĩa CD từng hãng âm nhạc Hear Music của họ trong khi khách hàng đang thưởng thức cà phê.

Ngay cả việc truy cập vào Internet không dây cũng được giới thiệu tại Starbucks. Đây là một cách thông minh để thu hút khách hàng, tăng giá sản phẩm từ đó buộc khách hàng phải bỏ ra nhiều tiền hơn nhưng vẫn cảm thấy thực sự hài lòng. Những khách hàng ở lại lâu hơn tại cửa hàng sẽ càng có khả năng tiêu nhiều tiền hơn thay vì là họ chỉ đến và mua một cốc cà phê take-away.

#8 Khả năng tung ra các sáng kiến mới

Starbucks (3)

Khả năng Starbucks tung ra các sáng kiến ​​và sản phẩm mới tương đối nhanh chóng. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của Công ty. Hãng liên tục thử nghiệm và giới thiệu những loại cà phê mới trên thị trường, đồng thời đánh vào nhiều thị trường khác nhau; tuy nhiên, Starbucks vẫn luôn duy trì phát huy thế mạnh của sản phẩm cốt lõi. Không như một số hãng khác, khi ra mắt sản phẩm mới, sản phẩm cốt lõi gần như bị lu mờ hoàn toàn và có nguy cơ bị xóa sổ khỏi menu của hãng.

Một số ý tưởng mới của Starbucks như bánh mì nóng vào bữa sáng hay rượu có mùi cà phê, cà phê bí ngô,…Trong những năm qua, Starbucks đã mở rộng kinh doanh hạt cà phê trên quy mô siêu thị. Họ đã giới thiệu thẻ trả trước Starbucks giá từ $5 đến $500 để hỗ trợ những khách hàng quen.

Năm 2002, Starbucks bắt đầu đi vào thử nghiệm quy trình đầy sáng tạo. Khách hàng thay vì đến tận cửa hàng đặt hàng thì họ có thể đặt trước và thanh toàn trước cho bất kỳ đồ uống hay loại bánh ngọt nào qua điện thoại hoặc trên trang web của Starbucks Express. Điều này hỗ trợ khách hàng rất nhiều và nhận được những phản hồi tích cực.

Với những doanh nghiệp nhỏ, việc không ngừng sáng tạo chiếm đến 70% thành công trong kinh doanh bởi quy mô kinh doanh nhỏ khó mà có thể cạnh tranh được những doanh nghiệp đã tạo được tên tuổi. Điều này chỉ xảy ra khi bạn thật linh hoạt trong chiến lược kinh doanh hay nói cách khác là thực sự khác biệt.

#9 Cơ chế quản lý tốt

Starbucks (5)

Starbucks có một đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm để có thể điều hành những chi nhánh bán lẻ đi đúng hướng. Một trong những chiến lược khôn khéo của Starbucks là sao chép y nguyên trụ sở chính trên những cửa hàng nhượng quyền thương mại bằng cách điều những quản lý được đào tạo từ trước xuống. Chiến lược này cho phép các công ty thiết lập hình ảnh chung cũng như duy trì được hoạt động hiệu quả, cung cấp một chất lượng phù hợp với dịch vụ tuyệt vời.

Quản lý Starbucks là những người khôn ngoan. Họ biết sử dụng những nguồn tài nguyên có sẵn. Không giống những Công ty khác dành 300 triệu đô mỗi năm cho hoạt động tiếp thị, Starbucks chỉ dành 1% doanh thu, rơi vào khoảng 30 triệu đô cho quảng cáo, tiếp thị. Thay vào đó, Công ty sử dụng hình thức tiếp thị truyền miệng là chủ yếu. Chi phí tiếp thị sẽ bù vào việc ra mắt sản phẩm cũng như giới thiệu hương vị mới.

Tầm nhìn chính là sự khác biệt lớn nhất giữa đội ngũ quản lý của Starbucks với những doanh nghiệp nhỏ khác. Starbucks có tiền để thuê những nhân viên tốt nhất. Họ đảm nhận những công việc giống hệt nhau tại những khu vực khác nhau.

#10 Nguồn thu nhập đa dạng

Starbucks (1)

Starbucks hiểu rằng kinh doanh tốt đồng nghĩa với việc “không đặt hết trứng vào chung một giỏ”. Do đó, họ cố gắng để giảm thiếu sự phụ thuộc giữa nhiều dòng sản phẩm một cách tối đa nhất có thể để giữ cho tình hình tài chính lành mạnh và tăng doanh thu đều đặn.

Theo Datamonitor, Starbucks triển khai hình thức bán lẻ của mình bằng cách trộn nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Trong năm tài chính 2003, danh mục kinh doanh của Starbucks có khoảng 78% là đồ uống, 12% là các mặt hàng thực phẩm, cà phê nguyên hạt chiếm 5% và 5% còn lại là thiết bị pha cà phê và phụ kiện.

Hiện nay, Starbucks đang tìm các kênh phân phối bổ sung để tăng cơ hội cạnh tranh cho các dòng sản phẩm của mình, cho dù trong dịch vụ thực phẩm, tạp hóa,…thì các cửa hàng đều có khả năng hỗ trợ lẫn nhau nhưng gần như lại chẳng có mối liên quan nào.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, khả năng thành công vào thời điểm ban đầu là khá khó. Họ cần chuẩn bị cho mình ít nhất một phương án dự phòng để có thể ứng phó với những tình huống xấu nhất đồng thời nguồn doanh thu này có thể sử dụng để bù đắp phần thiếu hụt bên kia. Tuy nhiên, cũng được phủ quá rộng mặt bằng kinh doanh của mình bởi việc kiểm soát và quản lý nó thực sự không dễ dàng như việc “xếp trứng” vào mỗi giỏ đâu

Nguồn: Kinhdoanhnhahang.vn

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?