fnb_director_logo_2024_1000px
horeca_business_school

Lập ngân sách và định giá – Phần 1: Ước tính giá thành và lượng bán hàng tháng

Tiền là chìa khóa của kinh doanh. Có một số điểm cần làm rõ trong kế hoạch hành động để đảm bảo bạn đang điều hành kinh doanh hiệu quả:

  • Tiền kinh doanh phải được tách riêng khỏi tiền cá nhân
  • Giá bán của bạn phải bao gồm chi phí chung trong hoạt động kinh doanh của bạn, như tiền thuê nhà, tiền lương, vật liệu, v…
  • Giữ chi phí cố định của bạn càng thấp càng tốt, vì chúng làm cho hoạt động kinh doanh của bạn căng thẳng. Các chi phí khả biến sẽ thay đổi theo mức hàng bán được, vì vậy mặc dù rất quan trọng, chúng ít có khả năng làm tổn hại đến lợi nhuận
  • Ghi lại các giao dịch tiền của bạn hàng ngày và đánh giá theo tháng
ĐỊNH NGHĨA

Không có định nghĩa đơn giản về lập ngân sách bởi vì có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh liên quan tới quản lý tiền. Tuy nhiên, chúng ta có thể đơn giản hóa bằng cách sử dụng các kỹ thuật và các mẫu kế toán cơ bản, bao gồm các yếu tố cần thiết dưới đây:

  • Sổ tiền mặt
  • Hồ sơ hóa đơn bán hàng
  • Hồ sơ hóa đơn mua hàng
  • Sổ chi tiêu
  • Sổ tiền mặt tiêu vặt
DANH SÁCH

Danh sách kiểm tra này sẽ cho bạn một lộ trình để hình thành hệ thống ghi sổ kế toán của riêng bạn. Bạn có thể hoàn thành bảng khi bạn đã hoàn tất các công cụ.


Bảng 3: Danh sách kiểm tra quy trình tài chính

 Được viết ra?Cần cải thiện (Có/Không)Ai sẽ làm?Vào khi nào?
Giá thành    
Giá bán    
Chi phí cố định và khả biến    
Lợi nhuận    
Sổ tiền mặt    
Hóa đơn bán hàng    
Hóa đơn mua hàng    
Chi tiêu và chứng từ    
Tiền mặt tiêu vặt    
Quản lý kho    
Ghi chú:    

 

1. Ước tính giá thành và lưng bán hàng tháng

Chẳng có ý nghĩa gì trong quản lý hoặc cải thiện kinh doanh nếu bạn không quản lý tiền. Quản lý giao dịch kinh doanh có hiệu quả có nghĩa là bất cứ lúc nào bạn đều nắm được tình hình tài chính kinh doanh, bao gồm:

  • Bạn mua bao nhiêu sản phẩm từ một nhà cung ứng nhất định
  • Bạn đặt giá bao nhiêu
  • Những tài sản mà bạn có trong tay (mua từ các nhà cung ứng nhưng không bán được, còn được gọi là lưu kho)
  • Liệu bạn đã đặt mức giá đảm bảo có lợi nhuận sau khi trừ hết các chi phí

Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là tìm hiểu xem liệu kinh doanh có tạo ra lợi nhuận hoặc ít nhất là đủ trang trải các chi phí. Để làm điều này chúng ta cần phải so sánh giá thành sản phẩm so với doanh số và chi phí bán hàng, bằng cách sử dụng các công cụ sau đây:

  • Ước tính giá thành sản phẩm
  • Ước tính doanh thu hàng tháng của sản phẩm
  • Chi phí nguyên liệu (khả biến)
  • Chi phí lao động (khả biến)
  • Chi phí cố định (bao gồm các chi phí chung)
  • Tổng chi phí mỗi tháng
  • Giá x bán hàng - Chi phí = Lợi nhuận
1.1 Ước tính giá thành sản phm

[10 phút] Bạn sẽ đặt giá bao nhiêu cho sản phẩm của bạn? Để có được lợi nhuận, khách hàng sẽ phải trả giá phải cao hơn so với chi phí tạo ra sản phẩm và phù hợp với giá đối thủ cạnh tranh của bạn. Để thiết lập mức giá bạn phải biết:

  • Khách hàng tiềm năng của bạn sẵn sàng trả bao nhiêu
  • Giá của đối thủ cạnh tranh của bạn - mức cao nhất và giá thấp nhất trên thị trường cho cùng loại sản phẩm
  • Chi phí của bạn để vận chuyển sản phẩm đến một điểm bán hàng ví dụ như chợ
1.2 Ước tính doanh thu hàng tháng:

Khi đã có các con số ước tính, bạn có thể tính ra doanh thu hàng tháng của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách:

  • So sánh với doanh thu cùng kỳ năm trước
  • So sánh với các thương nhân thủ công mỹ nghệ khác
  • Tiến hành khảo sát đối với khách hàng tiềm năng
  • Thử nghiệm trên thị trường bằng cách làm thử với một số lượng nhỏ – xem cái gì bán nhanh hơn, bán được bao nhiêu v.v… (đây không phải là một phương pháp tốt nếu chi phí đầu tư cao.)
  • Đơn đặt hàng trước: một thỏa thuận bằng văn bản thường là tốt hơn so với một thỏa thuận miệng.

 

ƯỚC TÍNH GIÁ VÀ DOANH THU BÁN HÀNG

Bảng 3.1.1: Ví dụ - ước tính giá sản phẩm

 1: Ví làm bằng bao đựng gạo2.3.
Người tiêu dùng sẽ trả bao nhiêu$1.50  
Giá cao nhất của đối thủ$2.25 (bán ở cửa hàng  
cạnh tranhtrong thành phố)
Giá thấp nhất của đối thủ$1.25 (bán ở nhà)
cạnh tranh 
Giá của tôi (trước khi giảm giá)$1.50  

 

Bảng 3.1.2: Uớc tính giá sản pham 
 1:2.3.
Người tiêu dùng sẽ trả bao nhiêu   
Giá cao nhất của đối thủ cạnh tranhGiá thấp nhất của đối thủ cạnh tranh   
Giá của tôi (trước khi giảm giá)   

 

Bảng 3.1.3: Ví dụ - ước doanh thu bán hàng tháng

 Sản phẩm 1Sản phẩm 2Sản phẩm 3Sản phẩm 4Sản phẩm 5
180    
290    
3100    
4150    
5100    
6100    
Tổng số (cho giai đoạn trên 6 tháng)620    
Trung bình tháng104    

Bảng 3.1.4: Uớc tính doanh thu bán hàng tháng 

 Sản phẩm 1Sản phẩm 2Sản phẩm 3Sản phẩm 4Sản phẩm 5
1     
2     
3     
4     
5     
6     
Tổng số (cho giai đoạn trên 6 tháng)     
Trung bình tháng     

 

Lưu ý

  • Hoạt động này có thể khó khi bạn bắt đầu kinh doanh, bởi vì bạn sẽ cần một số ước tính trước khi bạn đi đến bước tiếp Nó có thể cần thêm 5 - 10% vào ước tính của bạn để bù đắp hao hụt sản phẩm (ví dụ như hao hụt do thấm nước, trộm cắp, v.v…) hoặc bán được nhiều hàng hơn.
  • Doanh thu trung bình (cộng dồn 6 tháng và sau đó chia cho 6 để có trung bình) vì kinh doanh phát triển được khi doanh số bán hàng tăng.
  • Một số hoạt động kinh doanh có tính mùa vụ, có nghĩa là họ sẽ bán ít hơn và nhiều hơn tùy thuộc vào thời gian trong năm. Người ta mua đồ thủ công khi họ đang đi nghỉ. Điều tương tự cũng áp dụng cho thời tiết, như mọi người ít muốn đi chợ ngoài trời khi trời mưa


Đầy đủ nội dung 5 phần của tài liệu

Trích từ “Hướng dẫn thực hành bán hàng”

Chương trình Năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ ASEAN

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?