new_logo_fbd_v2
horeca_business_school

Xu hướng Omnichannel 2022 cho ngành Bán lẻ

Bạn có biết rằng, tính đến cuối năm 2021, số lượng người mua sắm online là 2.14 tỷ, gần 30% dân số thế giới? Ngoài ra, các chi phí quảng cáo online đã làm cho giá cả phải chăng hơn để giúp các thương hiệu vốn bán hàng trên các nền tảng số được tham gia bán lẻ truyền thống. Điều này có nghĩa là xu hướng Omnichannel 2022 là một điều tất yếu đối với các nhà bán lẻ.

 

Trong bài viết này, từ một số dữ liệu biết nói, hãy cùng khám phá xu hướng Omnichannel 2022 nhé!

1. Nhiều Thương Hiệu Nền Tảng Số Tham Gia Vào Không Gian Bán Hàng Truyền Thống

 

Khoảng 10 năm trước, kết nối với khách hàng online dễ hơn rất nhiều so với việc trả tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, hiện nay, điều này không còn xảy ra nữa. Chi phí quảng cáo online khiến nhiều khách hàng hướng đến việc mở cửa hàng truyền thống hơn.

Theo một nghiên cứu được ủy quyền của Forrester Consulting được thực hiện thay mặt cho Shopify, 32% thương hiệu sẽ tạo những trải nghiệm trực tiếp với khách hàng trong năm 2022, 31% cho biết họ đã lên kế hoạch bán hàng truyền thống. Điều này giúp chúng ta thấy rằng việc bán lẻ truyền thống đang được rất nhiều sự quan tâm của những nhà bán lẻ.

 

2. Hành Trình Của Người Tiêu Dùng Tiếp Tục Trở Nên Đa Kênh Hơn

 

Xu hướng Omnichannel đã giúp hành tình của người tiêu dùng trở nên “đa kênh” hơn. Vẫn là cách đây khoảng 10 năm, mua sắm online và mua sắm tại các cửa hàng truyền thống là 2 điều khác biệt nhau. Tuy nhiên, hiện nay, 2 điều này đã được kết hợp với nhau để khách hàng có trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn.

Việc mua sắm được liền mạch có thể được thể hiện qua những cách sau:

  • Mua online, nhận tại cửa hàng (BOPIS): BOPIS giúp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thích mua online nhưng không muốn đợi ship. Theo một nghiên cứu được ủy quyền của Forrester Consulting được thực hiện thay mặt cho Shopify, 43% thương hiệu tập trung giúp khách hàng vào việc cho phép khả năng xem hàng tồn kho có sẵn ở các cửa hàng lân cận và 56% người tiêu dùng thấy giá trị này.

  • Mua tại cửa hàng, vận chuyển về nhà: nhiều thương hiệu sẽ bắt kịp xu hướng này vào 2022. Điều này giúp nhà bán lẻ giảm áp lực khi phải có quá nhiều hàng tồn kho và giúp những người mua sắm không tìm thấy sản phẩm mình muốn mua tại các cửa hàng hoặc không muốn mang đồ mới mua đi khắp nơi

  • Mua online, trả lại tại cửa hàng: Theo một nghiên cứu được ủy quyền của Forrester Consulting thay mặt cho Shopify, 51% người tiêu dùng cho rằng khả năng thanh toán online và trả lại tại cửa hàng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ. Bên cạnh đó, 44% thương hiệu nói rằng họ đã có kế hoạch cho việc này vào 2022

 

3. Vai Trò Cộng Tác Viên Cửa Hàng Bán Lẻ Trở Nên Đa Kênh Hơn

Những năm trở về trước, việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống sẽ tiếp cận được với những nhân viên bán hàng có kiến thức về sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại, việc mua sắm online cũng có thể được nhận đặc quyền này như mua sắm truyền thống. Khách hàng vẫn có thể nhắn tin, nhận đề xuất từ nhân viên, chủ shop, thậm chí là thử sản phẩm ảo.

41% người tiêu dùng cho rằng họ cảm thấy việc chat online với các shop rất có ý nghĩa và giá trị về mặt thông tin. Năm 2022, nhiều thương hiệu cũng hướng tới việc mua sắm ảo, Một nghiên cứu được ủy quyền của Forrester Consulting thay mặt cho Shopify báo cáo rằng 52% thương hiệu sẽ đầu tư vào việc kết nối online với khách hàng

 

4. Tiếp Tục Tăng Trưởng Của Các Showroom

Showroom luôn phát triển đều đặn trong thập kỷ vừa qua, điều này vẫn không có gì thay đổi vào 2022. Khách hàng quay lại với việc mua sắm truyền thống khi mua sắm online quá lâu luôn muốn có những trải nghiệm đa dạng khi mua hàng trực tiếp. Họ có thể thử và học hỏi bất cứ điều gì từ mọi người tại showroom.

Theo một nghiên cứu được ủy quyền của Forrester Consulting thay mặt cho Shopify, 46% thương hiệu trả lời rằng họ sẽ đầu tư vào showroom để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

 

5. Bán Hàng Trên Mạng Xã Hội Thông Qua Nội Dung Video

 

Đến 2022, 82% tổng traffic trực tuyến sẽ đến từ video và một người bình thường sẽ được dự đoán dành khoảng 100 phút mỗi ngày để xem video. Điều này cho thấy video cũng có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng. 55% người tiêu dùng nói rằng video đã giúp họ tìm ra những thương hiệu, sản phẩm cần thiết và 55% trả lời rằng họ có xem video khi mua sắm tại cửa hàng.

Đây là một bước ngoặt cho xu hướng omnichannel 2022: bán hàng thông qua nội dung video đã xuất hiện từ nhiều năm nay, nhưng công nghệ sẽ giúp nhà bán theo dõi được hiệu quả của việc bán hàng trên mạng xã hội thông qua nội dung video.

 

6. Tập Trung Nhiều Hơn Vào Cộng Đồng

Xu hướng Omnichannel không thể bỏ qua các tác động tâm lý của người mua hàng với đại dịch COVID-19. Nghiên cứu của Gallup chỉ ra rằng vấn đề thiếu kết nối đang khá nghiêm trọng qua các đợt giãn cách chỉ trong một vài tháng ngắn ngủi. Độ tuổi thấy được rõ vấn đề này nhất chính là từ 18 đến 34 tuổi.

Tại thời điểm nhạy cảm như vậy, Omnichannel chú trọng nhiều hơn tới cộng đồng để tránh sự thiếu kết nối và cảm giác bị cô lập của khách hàng.

 

7. Áp Dụng Dữ Liệu Khách Hàng Ngoại Tuyến

 

Theo Cantino, các thương hiệu đến với khách hàng luôn tận dụng những dữ liệu và mối quan hệ để tạo thuận lợi trong bán hàng. Thêm vào đó, mỗi khách hàng đều có những giá trị trọn đời nên kết hợp Omnichannel cùng với công nghệ sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc đo lường những giá trị của khách hàng.

Bản thân khách hàng ngày nay càng hướng tới Omnichannel nhiều hơn. Nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng 73% khách hàng sử dụng nhiều kênh để mua hàng của họ. Thêm vào đó, nghiên cứu còn báo cáo rằng 9 trong 10 khách hàng thích những trải nghiệm đa kênh hơn khi mua hàng.

 

8. Giao Dịch Không Chạm/Không Tiếp Xúc

Theo một cuộc khảo sát, 67% khách hàng nói rằng có khả năng họ vẫn muốn tiếp tục việc đặt đơn và thanh toán online, ngay cả khi đại dịch kết thúc. Đây không chỉ là một xu hướng kéo dài đến 2022 mà còn là tâm lý chung của người mua.

Các nhà bán lẻ và thương hiệu vấn đẩy mạnh việc phát triển ứng dụng mua sắm tại cửa hàng. Nếu khách hàng thích những trải nghiệm tại app, họ sẽ vẫn sử dụng chúng. Tuy nhiên, nếu không có những lựa chọn hướng tới sự an toàn, các thương hiệu có thể bỏ lỡ những tính năng tuyệt vời của xu hướng Omnichannel.

 

9. Mối Quan Tâm Về Môi Trường Là Trọng Tâm Của Tất Cả Các Chiến Lược Logistics

Một sự thật hiển nhiên đã xuất hiện từ lâu này và đến 2022 vẫn không thay đổi: các nhà bán lẻ không quan tâm những vấn đề về môi trường sẽ là những người bị bỏ lại phía sau. Theo một nghiên cứu, hơn 60% khách hàng trả lời rằng họ lo ngại về vấn đề môi trường và muốn các thương hiệu sử dụng công nghệ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hơn.

Vì vậy, ngoài việc tối ưu hệ thống logistics, các nhà bán lẻ cũng phải thông báo về những thay đổi và mục tiêu của những thay đổi đó.

 

10. Có Được Lợi Thế Cạnh Tranh Nhờ Quản Lý Trả Hàng

Khách hàng sẽ luôn là trung tâm của những nhà bán lẻ. Vì vậy, một trong những điều cần thiết là họ phải giải quyết được việc quản lý trả hàng. Với 30% số đơn hàng đặt online bị trả lại, nhà bán lẻ cần đặt mình vào vị trí của khách hàng và đơn giản hóa quá trình, đây chính là lợi thế để cạnh tranh với đối thủ của họ.

 

11. Thương Mại Điện Tử Ngày Càng Được Người Mua Săn Đón

 

Thương mại điện tử ngày càng chiếm được nhiều thị phần vì sự nhanh chóng và thiết thực đối với đời sống, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Theo dự đoán của Forrester, chỉ tính riêng thị trường châu Âu, thương mại điện tử sẽ tăng trưởng 25%.

Áp dụng mô hình Omnichannel để quản lý kho và hàng hóa chính là cách để chuẩn bị với sự bùng nổ của thương mại điện tử.

 

12. Thay Đổi Kỳ Vọng Của Người Tiêu Dùng

Về cơ bản, thị trường được định hướng bởi người tiêu dùng. Vì vậy, nhà bán cần theo dõi chặt chẽ trải nghiệm của khách hàng. Một số thay đổi về kỳ vọng của người tiêu dùng mà các công ty sẽ phải đáp ứng như:

  • Nhất quán hơn: Theo Forrester, 69% người tiêu dùng tại Mỹ mua sắm nhiều hơn với các thương hiệu cung cấp những trải nghiệm nhất quán cả online và offline

  • Tăng tốc độ: 90% khách hàng đã chọn câu trả lời Ngay lập tức là rất cần thiết và quan trọng khi hỏi về dịch vụ khách hàng. Theo Hubspot, 60% khách hàng cho rằng Ngay lập tức ở đây là trong vòng 10 phút

  • Cá nhân hóa tốt hơn: 80% người tiêu dùng có khả năng mua hàng cao hơn khi các thương hiệu cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa

Nguồn: Ginee Việt Nam

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?