Tempura là một món chiên tẩm bột chiên giòn của Nhật Bản với các nguyên liệu là hải sản và rau, đây được xem là món ăn vặt khá phổ biển của người Nhật. Bên cạnh các nguyên liệu truyền thống để làm tempura như rau, hải sản thì ẩm thực Nhật Bản còn được biến đến với món Tempura lá phong.
Tempura lá phong còn có tên gọi là Momiji Tempura, tương truyền món này xuất phát từ ý tưởng của một nhà sư cách đây 1.300 năm. Ông đã nghĩ ra việc ướp lá phong cùng muối và để trong một năm sau đó đem tẩm bột và chiên trong dầu cải. Những món bánh truyền thống như tempura luôn được lưu giữ rất cẩn thận, ngày nay người dân Nhật vẫn theo công thức từ xa xưa đó. Không phải chỉ đơn thuần như các loại tempura khác là nhúng bột rồi đem chiên giòn, mà để làm tempura lá phong phải chuẩn bị khá kĩ lưỡng và cẩn thận, chi tiết. Cũng chính vì vậy mà trên thế giới rất coi trọng ẩm thực Nhật Bản bởi sự chăm chút và tỉ mỉ trong cách chế biến, chọn lựa món ăn.
Tempura lá phong được bày bán khá nhiều ở trên khắp nước Nhật, và nhất là những địa điểm nổi tiếng có nhiều lá phong rực rỡ như Osaka, Kyoto, Takao, Minoh... Tempura lá phong được bán với giá 500 Yên loại 90g (khoảng hơn 100k).
Bởi vì chỉ khi mùa thu Nhật Bản chìm trong màu vàng, đỏ xen kẽ rực rỡ của lá phong. Thường vào mùa thu dân du lịch kéo nhau đến Nhật Bản để thưởng thức sắc đẹp phong cảnh nơi đây và còn hơn hết là thưởng thức hương vị có 1 không 2 trên thế giới - tempura lá phong.
Có phải bạn đang nghĩ lá phong thì làm sao có thể chiên giòn và giữ nguyên hình dáng được không? Chính quá trình tẩm ướp hơn 1 năm giúp lá phong vừa giữ được màu vàng vừa giữ nguyên vẹn hình dáng ấy. Trải qua hơn nhiều năm, người dân Nhật vẫn áp dụng công thức truyền thống ấy, họ chọn những chiếc lá phong vàng to, sạch và ít rách. Và bạn có biết tại sao phải là lá phong vàng mà không phải là lá đỏ không? Bởi vì lá phong vàng có gân lá mềm hơn, dễ ăn hơn và khi ướp với muối cũng không bị đổi màu.
Sau khi đi thu hoạch những chiếc lá phong phù hợp, người Nhật sẽ rửa sạch sau đó ướp với muối, một lớp muối một lớp lá đều đặt trong một cái vại và ủ trong khoảng một năm. Công đoạn ướp muối này giúp lá mềm hơn, không còn vị hăng nữa, và chiên bánh cũng ngon hơn. Trong 1 năm lá phong cũng mềm, sau đó người Nhật sẽ cắt cuống lá, lại rửa sạch lần nữa với muối rồi nhúng với bột chiên giòn có đường và mè, sau đó chiên giòn. Mọi công đoạn đều phải thật nhẹ nhàng bởi lá sau khi ướp khá mỏng và mềm. Những chiếc bánh hình lá phong được đặt trên vỉ cho ráo dầu mỡ thật bắt mắt, bạn đang nghĩ vị của nó như thế nào?
(Quá trình và công đoạn làm Tempura lá phong)
Tempura lá phong có độ giòn đặc trưng, có chút mặn ngọt lại thêm chút bùi ngậy của mè nên rất dễ ăn. Du khách nếu đã từng đến Nhật Bản vào mùa thu thì còn nhớ hương vị này không?
Đến Nhật Bản vào mùa thu thì ăn một miếng bánh Tempura lá phong, nhấp nháp một miếng trà, thưởng thức phong cảnh đẹp mắt nơi đây, thật hoàn mỹ!
Nguồn: cooky.vn
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School