fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school

Hàm Cá Mập - Bí mật về người đứng sau 2 thương hiệu danh tiếng

Để thuê được mặt bằng ở Tòa nhà Hàm Cá Mập - vị trí vô cùng đắc địa ngay bên cạnh Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chi phí phải bỏ ra mỗi tháng không dưới 200 triệu đồng. Có nhiều đơn vị không chịu được "nhiệt", sau một thời gian đã phải rút lui. Nhưng cũng có những thương hiệu đã trụ ở đây một thời gian dài như Highlands Coffee hay Aldo.

Tòa nhà Hàm Cá Mập (còn gọi là Tòa nhà trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng) có vị trí đẹp nhất nhì Thủ đô với mặt trước hướng ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra bồ Hồ Hoàn Kiếm, xung quanh là các tuyến phố đi bộ.

Vào những ngày cuối tuần, Lễ, Tết  hoặc những sự kiện quan trọng, khu vực này thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn của thành phố nên tập trung lượng người rất đông.

Nhờ vị trí đắc địa, giá thuê mặt bằng tại Hàm Cá Mập rất cao, dao động khoảng 200 - 220 triệu đồng/tháng/100 m2, tương đương 2 - 2,2 triệu đồng/tháng/m2 (theo Dân trí - 2020).

Vì giá thuê khá đắt đỏ nên nhiều đơn vị kinh doanh đã không trụ lại được đây quá lâu. Những thương hiệu F&B như City View Cafe, Mì Hàn Quốc, Legend Beer,... từng thuê mặt bằng ở Hàm Cá Mập nhưng đều đã rời đi.

Đại gia đứng sau 2 thương hiệu bám trụ lâu nhất tại Hàm Cá Mập - vị trí đắc địa, đắt đỏ bậc nhất Thủ Đô là ai? - Ảnh 2.

Toà nhà Hàm Cá Mập. Nguồn: An ninh tiền tệ (2016)

Hiện tại, những thương hiệu đang đặt mặt bằng kinh doanh tại Hàm Cá Mập là HaNoi 1930 Bistro, Highlands Coffee, Vua Chả Cá, Laika Cafe và Aldo.

Đại gia đứng sau 2 thương hiệu bám trụ lâu nhất tại Hàm Cá Mập - vị trí đắc địa, đắt đỏ bậc nhất Thủ Đô là ai? - Ảnh 3.

Toà nhà Hàm Cá Mập. Ảnh: Trọng Nghĩa (Tháng 10/2023).

Trải qua thời gian, có 2 cái tên nổi lên là  Highlands Coffee và Aldo bám trụ lâu nhất ở vị trí đắc địa này, trải qua cả giai đoạn đìu hiu, vắng vẻ do dịch Covid 19.

Đại gia đứng sau 2 thương hiệu bám trụ lâu nhất tại Hàm Cá Mập - vị trí đắc địa, đắt đỏ bậc nhất Thủ Đô là ai? - Ảnh 4.

Toà nhà Hàm Cá Mập vắng vẻ giai đoạn chống dịch Covid 2020. Ảnh: Dân trí.

Điều đáng nói, 2 thương hiệu trên đều từng thuộc cùng một "nhà" là Tập Đoàn Việt Thái Quốc Tế (VTI), tuy nhiên sau này, Highlands Coffee đã được bán cho đại gia ngoại Jollibee Foods Corp.

Về ALDO , đây là thương hiệu Giày và Phụ kiện cao cấp đến từ Canada do CTCP Nhà Thái phân phối độc quyền ở khu vực Đông Nam Á.

CTCP Nhà Thái là công ty trực thuộc Tập Đoàn Việt Thái Quốc Tế (VTI), chuyên phân phối độc quyền và bán lẻ sản phẩm mang thương hiệu ALDO và Swarovski.

Hiện tại, công ty có 29 cửa hàng tiêu chuẩn quốc tế tại Tp. HCM, Hà Nội, TP. Nha Trang, Tp. Cần Thơ, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Cambodia.

ALDO định vị là điểm đến trên toàn thế giới cho các tín đồ theo đuổi dòng sản phẩm giày dép và phụ kiện thời trang theo xu hướng mới với mức giá phù hợp.

Nếu ALDO hoạt động trong lĩnh vực thời trang thì Highlands Coffee là một thương hiệu F&B đang dẫn đầu về độ phủ giữa làn sóng kinh doanh chuỗi cà phê đang ngày càng bùng nổ ở Việt Nam với 605 cửa hàng tới cuối năm 2022.

 

Năm 2002, quán cà phê Highlands Coffee đầu tiên được khai trương tại toà nhà Metropolitan - 235 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ngay từ khi ra đời, Highlands Coffee đã ghi dấu ấn với 2 màu đen - đỏ và phong cách hiện đại.

Highlands Coffee chọn phân khúc doanh nhân để phục vụ. Họ chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền đẹp trong thành phố. Điều này vừa thể hiện đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị là một thương hiệu cà phê sang trọng, sành điệu.

Bên cạnh đó, vấn đề đồng nhất chất lượng toàn hệ thống rất được Highlands xem trọng và chuỗi không đi theo con đường nhượng quyền.

Kể từ khi ra đời, thương hiệu không ngừng mở rộng và đã cán mốc 605 cửa hàng vào cuối năm 2022. Hiện nay, Highlands Coffee là cái tên dẫn đầu về độ phủ giữa làn sóng kinh doanh chuỗi cà phê đang ngày càng bùng nổ ở Việt Nam.

Tập đoàn Việt Thái Quốc Tế là của ai?

Tập đoàn Việt Thái Quốc tế gắn với doanh nhân David Thái - Việt Kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội.

David Thái (Thái Phi Điệp) sinh năm 1972 tại Việt Nam. Năm 1979, ông theo gia đình đến định cư tại bang Seatle, Mỹ và đã trải qua cuộc sống không mấy dư dả tại đây.

Năm 1997, sau khi trở về Việt Nam, David Thái tìm hiểu pháp luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Năm 1998, ông là Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội.

Năm 2002, Công ty CP Việt Thái Quốc tế (VTI) ra đời, đồng thời trong năm này cửa hàng Highlands Coffee đầu tiên khai trương tại TP Hồ Chí Minh.

Trải qua hành trình phát triển, VTI đã phát triển và trở thành một trong những nhà kinh doanh hàng đầu trong thị trường bán lẻ và hàng tiêu dùng tại Việt Nam với các thương hiệu: Highlands Coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf, Hard Rock Cafe, Phở24, ALDO, Swarovski,...

Đại gia đứng sau 2 thương hiệu bám trụ lâu nhất tại Hàm Cá Mập - vị trí đắc địa, đắt đỏ bậc nhất Thủ Đô là ai? - Ảnh 5.

Cửa hàng Highlands Coffee

Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của VTI, năm 2009, David Thái trở thành một trong hai gương mặt của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế Thế giới bầu chọn là nhà lãnh đạo trẻ.

Năm 2011, VTI gây xôn xao dư luận với sự kiện Jollibee - tập đoàn đến từ Philippines thông qua công ty con là JSF đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông (Trung Quốc) của VTI do David Thái sở hữu.

Không chỉ có vậy, Jollibee đã đồng ý cho VTI vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Khoản vay này được thanh toán trong năm 2016. Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này được VTI dùng để đầu tư cho tương lai.

Bắt đầu từ một phần nhỏ cổ phần của Highlands Coffee, Jollibee đã dần thâu tóm và sau đó nắm quyền kiểm soát chuỗi cà phê đầy tiềm năng này.

Trong thương vụ mua lại cổ phần của VTI, bên cạnh Highlands Coffee, Jollibee còn nắm được nhượng quyền của chuỗi Hard Rock Café tại Việt Nam, thị trường Ma Cao và Hồng Kông (thuộc quyền của VTI từ trước).

Hiện nay, VTI có vốn điều lệ 326,5 tỷ đồng. Trong cơ cấu chủ sở hữu có 2 cổ đông nước ngoài là Tiger Partner Limited (British Virgin Islands) chiếm 3,7% và Pantai Air Papan Investments Limited (Malaysia) chiếm 23,3% cổ phần.

Ông Thái Phi Điệp là người đại diện pháp luật và Chủ tịch HĐQT của VTI.

Trọng Nghĩa / Nhịp sống thị trường

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School