kimbap thường được gọi là sushi của Hàn Quốc. Nguồn gốc của món ăn này tuy vẫn chưa được khẳng định. Nhưng một số người nói rằng món ăn này xuất phát từ sushi của Nhật Bản, sau đó được đổi tên lại thành kimbap. Số khác cho rằng món ăn này của người dân bản xứ khi kết hợp banchan (các món ăn kèm) cùng với cơm và lá kim (kim).
Thành phần của Kimbap khác đơn giản gồm hai nguyên liệu chính là lá kim và gạo dẻo trắng, nâu hoặc đen được nấu chín. Ngoài ra có thể tùy chọn các loại topping cho phù hợp với khẩu vị. Gần như tất cả mọi loại thịt cá hay rau củ đều có thể kết hợp cùng món ăn “thần thánh” này.
Những điểm có thể kể đến sự khác nhau của Kimbap và sushi đó chính là gạo, nhân và kích cỡ.
Đối với sushi truyền thống của Nhật Bản, gạo được nấu lên có vị ngọt và thơm nhẹ. Được nêm nếm với dấm gạo và một chút đường. Còn với kimbap, gia vị được sử dụng là một chút dầu mè, một nhúm muối tạo nên kết cấu mềm, mượt, vị thơm dầu mè.
Dầu mè được trộn với cơm có tác dụng giữ cho cơm không bị khô. Điều này có nghĩa là bạn có thể làm kimbap một ngày trước khi ăn và dự trữ trong tủ lạnh. (điều này cũng chính là thứ làm Kimbap trở thành lựa chọn hoàn hảo cho các buổi picnic dã ngoại)
Sushi Nhật Bản thường được cuộn hay ăn kèm với các loại cá và hải sản tươi sống như cá hồi, cá trích, cá ngừ, bạch tuộc… trong khi kimbap lại sử dụng những loại thực phẩm đã được xử lý như trứng chiên, thịt ba chỉ nướng, rau củ chần,... gần như tất cả những loại rau củ, thịt, cá hay trứng đều có thể kết hợp cùng kimbap.
Kimbap của Hàn thường được cắt mỏng hơn sushi, ngoài ra còn có một số loại kimbap có hình dạng và kích thước đa dạng lớn nhỏ khác nhau, trong khi sushi được làm ra để ăn theo phong cách “one bite” (cắn một lần là hết).
Có tổng cộng 3 loại kimbap chính mà ai cũng có thể nhận ra đó chính là Chungmu, Mayak và Samgak.
Bên cạnh đó còn một số loại Kimbap khác được người dân Hàn Quốc sáng tạo ra và ưa chuộng như Yachae Kimbap, Nal-chi-an Kimbap, cham-chi kimbap,..
Đối với cơm sử dụng để cuốn kimbap cần chọn loại cơm hạt dẻo, cấu trúc dễ kết dính để có thể dễ dàng cuốn mà không làm cuộn kimbap bị bung ra khi cuộn cũng như cắt. những loại gạo có thể kể đến là gạo Tám thái đỏ, gạo dẻo Nhật,...
Nếu không thể tìm thấy các loại gạo trên có thể dùng các loại gạo thay thế như gạo Dongbei, gạo Calrose, gạo Botan Calrose,... Đặc biệt là gạo Dongbei, gạo này có xuất xứ ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, có kết cấu và độ kết dính khá tương đồng với gạo dẻo Nhật. Đây là một lựa chọn thay thế hoàn hảo khi không thể tìm mua gạo Nhật.
Ở Hàn Quốc, lá kim ăn liền được sử dụng như một món ăn vặt phổ biến, có khả năngcung cấp nhiều vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó lá kim còn chứa nhiều DHA và axit béo Omega-3 và các chất chống lão hóa khác.
Hiện nay lá kim được bày bán khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên có khá nhiều loại. Lá kim dùng để cuốn Kimbap cần chọn loại không quá dày, dai để khi cuốn không bị rách. Hạn chế chọn các loại rong biển có tính giòn vì khó cuốn.
Khi làm Kimbap, đặc biệt chú ý nêm nếm phần cơm và nhân sao hương vị hài hòa vừa đủ vì lúc ăn, cuộn Kimbap ngon không cần phải dùng thêm tí nước chấm nào khác.
Đặc biệt khi nêm nếm đừng quên sử dụng một tí dầu mè để có cuộn Kimbap đúng chuẩn vị Hàn Quốc nhé.
Ngoài phần gạo, các loại topping khác cũng cần được chú ý kết hợp sao cho thật ăn ý. Người Hàn Quốc khá chuộng ăn rau nên thường xuyên kết hợp nhiều loại rau với nhau trong những món ăn không những tạo ra hương vị thơm ngon mà còn góp phần xây dựng sức khỏe qua việc ăn uống. kimbap cũng không phải là một ngoại lệ
Một số combo topping đề xuất là trứng-xúc xích-chà bông, cà rốt-dưa leo- thịt heo xào, dưa leo-thịt ba chỉ nướng-kimchi,..
Ngoài ra cũng đừng quên nêm nếm sơ qua các loại nhân nhé
Bước 1: Trải thanh tre ra bề mặt phẳng, đặt lên trên một mảnh giấy kính đủ bao phủ bề mặt manh tre.
Bước 2: Lót lá kim sao cho mặt nhám hướng lên trên.
Bước 3: Trải gạo đều khắp lá kim, chừa khoảng trống từ 1cm ở đầu và cuối của lá kim.
Bước 4: Đặt nhân thức ăn vào giữa cuộn Kim, dùng ngón tay đặt dưới manh tre rồi cuốn từ góc dưới lên trên phần nhân chính giữa.
Bước 5: Để tay lên phần manh tre rồi nhẹ nhàng nhấn và miết sang hai bên của manh tre. Việc này sẽ giúp cho cuộn Kimbap trở nên chặt hơn, không bị bung cơm cũng như đồ ăn ra ngoài.
Bước 6: Tiếp lục lật cuốn Kimbap lên và cuốn, nhấn và miết tay sang hai bên, tiếp tục lặp lại cho đến khi hết cuộn
Thanh cuốn manh tre không thực sự cần thiết trong việc cuốn kimbap, Nếu bạn không thể tìm mua thanh cuốn manh tre, có thể thay thế bằng khăn uống trà nhỏ.
.
Các bước cuốn bằng khăn uống trà hoàn toàn giống với sử dụng bằng manh tre
Cùng tham khảo một số cách làm Gimbap để có cuộn cơm hoàn hảo hơn!
Nguồn: cooky.vn
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School