Hơn 4 thập kỷ phát triển, từ một cửa hàng nhỏ trên con phố Hà Thành, Phở Thìn Lò Đúc từng bước chuyển mình, với mô hình chuyên nghiệp hoá món ăn truyền thống.
Xuất phát từ một cửa hàng nhỏ trên góc phố Hà Thành vào năm 1979, Phở Thìn chính là sự nỗ lực mưu sinh nuôi gia đình đông con của ông Thìn. Sau nhiều năm cải tiến, bát phở mưu sinh ngày nào đã trở thành thức quà đặc biệt, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của món ngon Hà Nội. Năm 2019, bát Phở Thìn Lò Đúc đặt chân tới Nhật Bản, đặt dấu mốc quốc tế đầu tiên của thương hiệu này. Chinh phục một thị trường khó tính về ẩm thực quả thực chẳng phải điều đơn giản, có lẽ năm đó cậu thanh niên Kenji Sumi – người có công lớn mang bát phở Lò Đúc tới với xứ sở Phù Tang, cũng không tưởng tượng được tại sao thức quà này lại đón nhận sự quan tâm lớn đến vậy.
Năm 2021 được coi là dấu mốc lớn của thương hiệu này, khi tiến tới chuyên nghiệp hoá và phát triển thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc một cách bài bản. Phát triển thương hiệu là không hề đơn giản, theo ông Đoàn Hải Trung – CEO thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc. “Tôi theo ông Thìn nấu phở từ năm 12 tuổi. Tình yêu phở đã giúp tôi quyết tâm bỏ lại công việc đáng mơ ước tại Úc và trở về Việt Nam, quyết tâm biến món ăn này có một vị thế xứng tầm hơn” – ông Trung chia sẻ.
Rủi ro của thương hiệu truyền thống là tính rời rạc, thiếu quy trình. Sự thật, cửa hàng gốc số 13 Lò Đúc gặp vô vàn vấn đề, đặc biệt trong nội bộ. Lấy ví dụ về mặt truyền thông, câu chuyện tăng giá 90.000 đồng/bát phở chính là quyết định vội vàng và thiếu nghiên cứu của nội bộ. Trên khắp Hà Nội, một số thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc “nhái bán phần” xuất hiện tràn lan, do những người cháu của ông Thìn mở ra. Hướng tới các giá trị vững bền cho thương hiệu, ông Trung bộc bạch: “Chúng tôi khá vất vả để xử lý khéo léo dựa trên cả 2 phương diện tình cảm và pháp lý”.
Phát triển thương hiệu đi từ cốt lõi là sản phẩm, bát phở năm xưa cũng cần tinh chỉnh để phù hợp với thị yếu chung. Phở Thìn Lò Đúc được sinh ra trong những năm tái thiết đất nước, thiếu lương thực, vì vậy khách hàng sẽ thích chút nước mỡ rưới lên nước phở. Giờ đây khi đã đủ đầy, sự tinh giảm này vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo sức khoẻ với các thực khách.
Ông Trung có những chia sẻ về tính cạnh tranh của sản phẩm để đưa bát phở truyền thống vươn tầm quốc tế: “Bát phở Thìn Lò Đúc có những ưu thế nổi bật để tôi tiếp nhận trọng trách vươn tầm sản phẩm, tuy vậy vẫn cần rất nhiều những điều chỉnh trong yếu tố sản phẩm để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. 13 Lò Đúc chỉ là gốc sản phẩm, đã cần rất nhiều sự điều chỉnh để sản phẩm có đủ sức nặng vươn tầm châu lục”.
“Yếu tố lợi nhuận chỉ là đi kèm, chứ không phải là ưu tiên số 1.”
“Thay vì 30-40 cửa hàng mỗi năm, chúng tôi chỉ mở 3-4 cửa hàng” – ông Trung chia sẻ thẳng thắn về câu chuyện xây dựng hệ thống nhượng quyền. Tôi tâm niệm, xây dựng hệ thống quản lý khoa học sẽ an toàn và bền vững hơn, so với việc mở tràn lan và lấy đó làm nền tảng để xây dựng hệ thống.
Bản chất của sự thành công của Phở Thìn Lò Đúc đến từ sản phẩm. Để chắc chắn cho từng điểm bán, thương hiệu này đánh giá mức độ khả thi của cả… người đứng đầu cơ sở nhượng quyền. “Người lãnh đạo của cơ sở nhượng quyền cần phải có tố chất và tình yêu với bát phở bò, yêu giá trị văn hoá mà chúng tôi đang hướng tới. Với tôi, yếu tố lợi nhuận chỉ là đi kèm, chứ không phải là ưu tiên số 1” – ông Đoàn Hải Trung nhận định.
Thương hiệu này tâm niệm về một sự phát triển bền vững. Tại thời điểm đầu khai trương, các cửa hàng ban đầu nhận được sự quan tâm và trải nghiệm lớn, thậm chí là quá tải, tuy nhiên chỉ kéo dài khoảng 3 tháng đầu. Theo vị CEO nhận định, đây được gọi là “chu kỳ”, và các mô hình F&B thành công cần nắm được chu kỳ đó. Ông nhấn mạnh: “Thông thường chỉ 6-9 tháng, các khách hàng sẽ bắt đầu quay trở lại, và đông đúc sau khoảng 2 năm tính từ thời điểm khai trương. Điều này sẽ chỉ đúng khi bạn tự tin vào chất lượng sản phẩm của mình, rằng khách hàng sẽ không thể tìm được lựa chọn tốt hơn bạn. Một số thương hiệu vừa mở nhưng đã đóng chỉ trong vòng vài tháng, thì cần nhìn nhận vào cả mô hình kinh doanh và tư duy người chủ”.
Chưa từng bỏ lỡ bất kỳ buổi lễ khai trương chi nhánh mới nào, ông Trung cũng chia sẻ rằng mình đang cần thời gian xây dựng đội quản lý chất lượng (QC) một cách khoa học, nhằm đảm bảo chất lượng lâu dài. “Tôi vẫn phải tham gia rất nhiều trong công việc quản lý chất lượng. Vì có kinh nghiệm, tôi thậm chí chỉ cần nhìn ảnh nước dùng là có thể nhận ra đang gặp vấn đề ở đâu, nhưng đội ngũ cộng sự của tôi cần thêm thời gian” – ông Trung thừa nhận.
“Lựa chọn giải pháp quản lý iPOS.vn cùng đồng hành, tôi có đủ thông tin và dữ liệu để đưa ra nhiều quyết sách phù hợp.”
“Ngay khi nung nấu phát triển thương hiệu, tôi đã tâm niệm cần tận dụng lợi thế công nghệ để quản lý. Lựa chọn giải pháp quản lý iPOS.vn cùng đồng hành, tôi có đủ thông tin và dữ liệu để đưa ra nhiều quyết sách phù hợp” – ông Trung chia sẻ. Thực tế, thương hiệu này đã nghiêm túc chuyển đổi sang mô hình công nghệ ngay khi bắt đầu những điểm bán đầu tiên. Trong khâu quản lý vận hành, việc quản lý thanh toán, doanh thu và tài chính là vô cùng quan trọng. Thương hiệu này kiểm soát chặt chẽ từ quy trình vận hành như kiểm soát món gọi, hoá đơn thanh toán… Kiểm soát công nghệ giúp thương hiệu này giảm thiểu thất thoát, sai món, đặc biệt là các món phụ như: quẩy, trà đá…
Về tương lai, vị CEO này cũng nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt tới công nghệ của mình. “Chuyển đổi số là cốt lõi, là xương sống quản lý của hệ thống. Ngoài chuẩn hoá các điểm bán trong thời gian tới, chúng tôi đã có kế hoạch cho việc xây dựng các chuỗi cung ứng, vì vậy áp dụng công nghệ trong quản lý là điều tất yếu” – ông Trung chia sẻ.
Nguồn iPOS.vn
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School