Đại dịch Covid-19 là cú đánh mạnh khiến hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa do chi phí mặt bằng và vận hành tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội và động lực lớn thúc đẩy sự chuyển đổi đối với việc vận hành các nhà hàng kinh doanh, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp F&B.
Khi "mặt bằng" không còn là ưu thế
Tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến không ít doanh nghiệp F&B gặp phải "sóng thần" do chính sách giãn cách xã hội. Dịch bệnh khiến nhu cầu người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang đặt hàng online nhiều hơn. Việc duy trì mặt bằng với chi phí đắt đỏ trở nên không thực sự cần thiết ở thời điểm hiện tại khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án trả mặt bằng giá cao để chuyển hướng online, giảm chi phí hoạt động và gia tăng các chương trình khuyến mại cho khách hàng.
Với doanh nghiệp F&B có tầm nhìn dài hạn, đây cũng chính là thời điểm đẩy mạnh tái cấu trúc mô hình hoạt động. Thay vì việc coi trọng mở rộng chuỗi nhà hàng ở các vị trí "đắt giá" cùng đội ngũ nhân sự vận hành đông đảo, các doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược thu hẹp địa điểm để tối ưu hóa chi phí. Đồng thời, nhanh chóng tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ số để thích ứng và tồn tại trong bối cảnh mới.
Trên thế giới, các hình thức kinh doanh online có cơ hội hoạt động sôi nổi hơn với mô hình mới được biết đến như: "bếp trên mây" (Cloudkitchen), thị trường giao đồ ăn, thức uống qua app,… khi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, tính tiện lợi và sự thoải mái.
Theo nhận định của ông Michael Schaefer - Giám đốc mảng F&B toàn cầu của Euromonitor, việc giao hàng ngày càng rẻ hơn, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn nên phân khúc này có thể giành đến 50% dịch vụ đặt xe qua app (75 tỷ USD), 50% dịch vụ take away (250 tỷ USD), 35% của thị trường đồ ăn sẵn 40 tỷ USD, 30% các nguyên liệu đồ ăn đóng gói (100 tỷ USD) và 15% đồ ăn vặt đóng gói (125 tỷ USD). Michael Schaefer cũng đưa ra dự đoán, mô hình "Bếp trên mây, nơi nấu ăn để phục vụ cho việc giao đồ ăn, có cơ hội chạm ngưỡng 1.000 tỷ USD vào năm 2030".
Nhiều nhà hàng, quán café trong nước cũng đang thay đổi chiến lược để tối ưu hóa chi phí mặt bằng và nhân sự, nâng cao hiệu quả vận hành và kết hợp với các nền tảng số để tăng cường doanh thu. Trên thực tế, không phải chỉ đợi đến khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát cuộc đua bán hàng online đã nở rộ và trở thành xu hướng với các nền tảng đặt đồ ăn, thức uống như Now, GrabFood, Baemin. Điểm quan trọng là người tiêu dùng hưởng ứng.
Kết hợp với các nền tảng số giúp các doanh nghiệp F&B tăng cường doanh thu và bắt kịp xu thế bán hàng online thời 4.0.
Soya Garden mạnh tay thay đổi
Soya Garden - Hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam đã lên kế hoạch điều chỉnh giữ lại các cửa hàng có doanh thu tốt. Và đại dịch Covid-19 là một dịp phù hợp để Soya Garden thúc đẩy tiến trình thực hiện kế hoạch tái cơ cấu này.
Đại dịch Covid-19 hiện đang có những diễn biến khó lường khi Việt Nam liên tiếp ghi nhận thêm nhiều ca dương tính mới trong những ngày gần đây. Nguy cơ bùng phát trở lại của Covid-19 luôn thường trực cũng là một trong những lý do chính khiến Soya Garden "mạnh tay" hơn khi điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, trong đó có tính tới việc sẽ đóng cửa mặt bằng tại Ngã 6 Phù Đổng - vị trí "đắc địa" bậc nhất Sài Gòn.
Đại diện Soya Garden cho biết, việc đóng cửa một số cửa hàng không phải để chuyển đổi mô hình kinh doanh mà là điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Soya Garden vẫn giữ nguyên các giá trị cốt lõi và trung thành với mục tiêu dài hạn là mang đến cho khách hàng những sản phẩm chuẩn hữu cơ, tốt cho sức khỏe, sự tiện lợi và những trải nghiệm mới. Hơn nữa, ở góc độ của một start-up, đây cũng là giải pháp mà Soya Garden đảm bảo lợi ích dài hạn của các nhà đầu tư.
Thay vì duy trì nhiều địa điểm với chi phí mặt bằng và vận hành lớn, Soya Garden đang có kế hoạch chuyển đổi mô hình nhỏ nhằm tiết giảm chi phí mặt bằng, vận hành và nhân công. Tất nhiên, "Vườn Đậu" vẫn giữ lại một số cửa hàng có doanh thu tốt để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng mong được trải nghiệm dịch vụ trong không gian khuyến khích cho lối sống xanh, lành mạnh, mang đậm dấu ấn thương hiệu của Soya Garden.
Đưa đậu nành đến gần nhà bạn hơn!
Mô hình quán nhỏ hay ki-ốt gần đây được đánh giá là dễ len lỏi vào các khu dân cư cũng như giới nhân viên văn phòng. Hơn nữa, việc bán hàng qua các quán nhỏ và take-away đã khá thành công và trở nên phổ biến tại nhiều thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... Trong kế hoạch tái cấu trúc, Soya Garden sẽ chọn hướng mở các cửa hàng quy mô nhỏ dưới 20 chỗ và dạng ki-ốt để tập trung nhiều hơn vào hình thức bán mang đi và giao hàng.
Soya Garden hợp tác với Englishnow triển khai mô hình English Talk Café nhằm gia tăng trải nghiệm cho học sinh.
Việc cắt giảm chi phí mặt bằng cũng giúp Soya Garden có thêm điều kiện triển khai nhiều kế hoạch đa dạng để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Soya Garden đang trở nên linh hoạt hơn để bắt kịp xu hướng của khách hàng, không chỉ đa dạng hóa sản phẩm, điều chỉnh menu mới, tạo thêm không gian mở… Soya Garden sẽ kết hợp với một số thương hiệu về F&B, xây dựng mô hình Soya Bistro tương tự như một số nhà hàng đa dạng hiện khá phổ biến tại các thành phố du lịch phát triển như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Sau thời gian thử nghiệm hiệu quả chương trình "Học tiếng Anh thông minh – Uống sữa đậu nành tuyệt đỉnh", Soya Garden sẽ tiếp tục hợp tác với Englishnow triển khai mô hình English Talk Café để gia tăng tệp khách hàng và không gian trải nghiệm cho học sinh của Englishnow.
Ngoài ra, chuỗi Soya đang tận dụng tốt các lợi thế của công nghệ và các đối tác lớn khi hợp tác với Grab, Now, Foody, Baemin, VinID. "Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mặt bằng và vận hành mà còn là cách Soya Garden đưa sản phẩm của mình về gần với nhà khách hàng hơn", một chuyên gia F&B nhận định.
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School