21. Hàng tồn kho nhiều
Dọn kho mỗi tuần một lần, kiểm kê các sản phẩm mà bạn đã bán được để biết được lợi nhuận biên. Kiểm soát chi phí nhân viên chặt chẽ và không có những chi phí tiềm ẩn trong tiền thuê mặt bằng và cũng không nên chi quá nhiều cho các trang thiết bị không cần thiết.
Không có một hệ thống tốt, hoặc quy trình bài bản thì chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề có thể xảy ra khi bạn không có mặt ở quán.
22. Không kiểm tra
Không kiểm tra tiền mặt thường xuyên sẽ dễ bị thất thoát tiền mặt mà bạn không kiểm soát được.
23. Quản lý kém
Để kinh doanh hiệu quả và thành công không phải do may mắn hay tự nhiên mà có mà là kết quả của việc quản lý đúng ngay từ khi bắt đầu. Nó bao gồm:
Và cách tốt nhất để trau dồi kỹ năng này là bạn phải bắt tay vào kinh doanh cà phê hay bạn cũng có thể nói chuyện, trao đổi với những người đã từng là chủ quán trước đây, để hiểu được những đòi hỏi khi kinh doanh cà phê
24. Tuyển không đúng nhân viên
Kinh doanh cà phê là một ngành rất cạnh tranh, đặc biệt là ở khu vực thành thị và khu du lịch. Do đó có được những người phục vụ khách hàng xuất sắc mọi lúc mọi nơi, sẽ là điều cực kỳ quan trọng cho công việc kinh doanh của bạn.
Khi tuyển dụng nhân viên bạn nên xem xét tính cách, sự đáng tin cậy, khả năng học hỏi và kinh nghiệm của người đó. Những điều này khá là quan trọng đối với sự thành công của bạn. Bạn có thể đào tạo một ứng viên thân thiện làm một người pha chế giỏi, chứ bạn không thể nào đào tạo một người pha chế có kinh nghiệm trở nên thân thiện. Tập trung vào việc tìm nhân viên có tính cách phù hợp bởi vì bạn luôn có thể đào tạo họ.
25. Chất lượng phục vụ kém
Bất kỳ quán cà phê nào mà chất lượng phục vụ kém đều sẽ không duy trì được khách. Chất lượng phục vụ tốt nhất thường đến từ việc đào tạo nhân viên liên tục, và sau đó là phần thù lao xứng đáng nhất mà bạn có thể chi. Tuyển dụng nhân viên vì thái độ của họ chứ không phải kỹ năng. Nếu như bạn trả lương nhân viên thấp, thì bạn sẽ dễ mất nhân viên và bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Khách hàng cũng không thích điều này vì họ đã quen với nhân viên cũ của quán.
26. Nhân viên pha chế kém
Nhân viên pha chế của bạn là người có thể làm nên thành công cho quán nhưng cũng sẽ là người làm cho quán bạn bị thất bại. Khách hàng khi đến cà phê thì họ mong đợi người pha chế phải thân thiện. Nếu người pha chế cung cấp dịch vụ khiến họ không hài lòng thì bạn sẽ không giữ được khách hàng tới quán lâu dài được.
27. Tiêu chuẩn không nhất quán
Sự nhất quán là một yếu tố rất quan trọng để khách đến thường xuyên. Chất lượng thức uống lúc nào cũng phải tốt. Khách hàng chỉ cho bạn 3 cơ hội, lần thứ nhất bạn phạm sai lầm, họ xem đó là một kinh nghiệm. Đến lần thứ hai, họ sẽ cho là bạn vụng về. Tới lần thứ ba, là họ sẽ rời bạn.
28. Nợ quá nhiều
Nợ nhiều quá sẽ rất khó vượt qua. Do đó bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng ngân sách cho việc kinh doanh ngay từ đầu để giúp bạn tránh được những tình huống không mong đợi có thể xảy ra.
29. Mất động lực
Yêu thích ý tưởng kinh doanh cà phê nhưng không hiểu những công việc liên quan có thể làm cho sự đam mê ban đầu của bạn bị mất đi nhanh chóng. Bạn dần dần thiếu đi năng lượng để duy trì việc kinh doanh ảnh hưởng đến việc đào tạo nhân viên, sự phục vụ khách hàng, sự chủ động, và giữ được lợi thế cạnh tranh của mình.
Thường thì người chủ đầu tư hay bị mất động lực sau khi kinh doanh được 2 năm. Và để tránh được điều này thì người chủ cần phải:
30. Quan hệ với nhà cung cấp không tốt
Xây dựng một mối quan hệ tốt là một yếu tố cơ bản cho việc kinh doanh thành công. Thanh toán cho nhà cung cấp đúng thời hạn, báo cho họ khi có sự cố. nếu như bạn trì hoãn thanh toán thì họ sẽ không giao hàng lúc đó bạn sẽ không có hàng để bán.
Kinh doanh quán cà phê có rào cản gia nhập ngành không cao nên bất kỳ ai cũng có thể mở một quán, tuy nhiên nó không phải là kiểu kinh doanh theo sở thích. Việc điều hành kinh doanh này cần rất nhiều thời gian làm việc, hao mòn sức lực và ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn.
Nguồn tham khảo
Theo The Finacierglobal, The Medium, Andrew Bowen, coffeeshopstartups
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School