Vào đầu năm nay, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã dự đoán về những tắc nghẽn trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Điều này buộc các nhà tiếp thị phải nhanh nhẹn hơn, phản ứng quyết liệt và táo bạo hơn bao giờ hết.
Những bất ổn kinh tế sau đại dịch, sự kiện thay đổi chính sách kinh tế và chiến tranh Ukraine đã khiến Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc phải hạ mức tăng trưởng toàn cầu thấp hơn 2,5% so với dự báo trước đó.
Theo The Drum, khi người tiêu dùng phải đối mặt với những bất ổn kể trên, những thách thức cho các nhà tiếp thị cũng tăng lên trong năm tới. Dưới đây là 5 xu hướng tiêu dùng mà các nhà tiếp thị cần theo dõi để kịp ứng biến với tình hình kinh tế mới:
Theo thống kê của PQ Media, thời gian mà người dùng dành cho các phương tiện/nền tảng có hỗ trợ quảng cáo sẽ giảm mạnh còn 54,4% trên toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ còn hạ thấp trong thời gian tới.
Thời gian để truyền tải thông điệp của các thương hiệu cũng đang ngày càng ngắn lại
Darren Richardson, Giám đốc điều hành và sáng tạo tại Vivaldi Group cho biết: “Thời gian để truyền tải thông điệp của các thương hiệu cũng đang ngày càng ngắn lại. Vì vậy, họ cần tiếp cận với người dùng một cách có chủ đích hơn, nội dung ý nghĩa và đảm bảo rằng khách hàng nhớ đến thương hiệu. Muốn để lại dấu ấn ở thị trường ngày càng cạnh tranh, thương hiệu phải đặt mình ở vị trí người tiêu dùng để thấu hiểu, cung cấp nội dung phù hợp, nhanh chóng”.
Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ các thương hiệu nếu họ quan tâm đến các vấn đề xã hội. “Tính trách nhiệm với cộng đồng sẽ trở thành một trong những điểm cạnh tranh của các thương hiệu”, Danielle Gonzales, Giám đốc điều hành của iProspect tại khu vực châu Mỹ nói.
Đóng góp đáng kể nhất của các thương hiệu chính là cho môi trường toàn cầu
Giám đốc chiến lược của DDB, Auro Trini Castelli cho biết đó là đóng góp đáng kể nhất của các thương hiệu chính là cho môi trường toàn cầu. “Vì các chính phủ làm chưa đủ và họ không thể làm điều đó một mình, nên vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Họ có tiếng nói nhất trong việc kìm hãm sự gia tăng của chủ nghĩa tiêu dùng, hướng mọi người đến sự phát triển bền vững”.
Khách hàng ngày càng mất lòng tin vào các thương hiệu lớn. Theo một nghiên cứu gần đây của Adobe, ba phần tư giám đốc điều hành gặp khó khăn trong việc thiết lập lòng tin với người tiêu dùng kể từ khi đại dịch bùng phát. “Lí do là vì các thương hiệu thường ‘thiếu kết nối với văn hóa, cộng đồng hoặc người tiêu dùng của họ’”, Coltrane Curtis, Nhà sáng lập và đối tác quản lý của Team Epiphany cho biết. Để các thương hiệu toàn cầu giành chiến thắng trong tương lai, ông nói rằng họ phải “thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với nhau, thúc đẩy kết nối và làm phong phú hoặc thuận tiện cuộc sống của họ”.
Các thương hiệu nên tìm cách kết nối với văn hóa của người tiêu dùng
Khi được hỏi ai là người mà bạn tin tưởng nhất, “sếp của tôi” đã đứng đầu trong bảng xếp hạng Edelman Trust Barometer năm 2022. Julia Christenson, Tổng giám đốc và Phó trưởng ban nhân sự tại Hoa Kỳ cho biết: “Sự hài lòng của nhân viên sẽ phản ánh đúng giá trị của một thương hiệu. Nếu các thương hiệu đáp ứng đúng nhu cầu thì sẽ cải thiện tinh thần nhân sự và thậm chí là sự hài lòng của khách hàng”.
Sự hài lòng của nhân viên sẽ phản ánh đúng giá trị của một thương hiệu
Tại Mỹ, 2/3 người tiêu dùng cho biết mối quan tâm lớn nhất của họ là giá cả và lạm phát tăng, theo một nghiên cứu gần đây của McKinsey. Con số này vượt xa những lo ngại về bạo lực súng đạn/an toàn cá nhân và Covid.
2/3 người tiêu dùng cho biết mối quan tâm lớn nhất của họ là giá cả và lạm phát tăng
Điều này sẽ tác động đến các phân khúc người tiêu dùng theo những cách khác nhau. Jeff Greenspoon, Chủ tịch phụ trách các giải pháp toàn cầu tại Dentsu cho biết: “Lạm phát khiến sự phân chia của cải rõ ràng hơn. Để thành công, các thương hiệu toàn cầu cần phải trở thành những thương hiệu đại chúng (hướng đến mass-media) để thu hút nhiều nhóm người khác nhau vào”.
Tổng hợp Hằng Trần / Advertising Vietnam
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School