Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, đạt được những mục tiêu, kế hoạch và thành công nhất định.
Là một tập đoàn áp dụng hiệu quả 3 cấp độ chiến lược kinh doanh, Samsung được đề cập đến như một case study trong quyển sách Marketing Strategy của tác giả Orville C. Walker, Jr. và John W. Mullins (trang 3 - 10). Cùng Advertising Vietnam tìm hiểu về cách Samsung lên kế hoạch và triển khai các chiến lược, từ đó rút ra những bài học hữu ích!
Từ khi thành lập đến giữa những năm 1990, Samsung chủ yếu cạnh tranh bằng cách sản xuất các thành phần kỹ thuật hoặc sản phẩm giá rẻ cho các thương hiệu nổi tiếng như Dell, General,... hoặc bán các sản phẩm Samsung tại các chương trình khuyến mãi của Walmart. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu lớn và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã buộc Samsung phải thay đổi chiến lược để tồn tại.
Nhằm quảng bá các sản phẩm có ưu thế về mặt kỹ thuật, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu với chất lượng và giá thành cao cấp, Samsung đã đổi mới kỹ thuật và thiết kế. Đồng thời, ông Yun Jong-yong, CEO của Samsung vào thời điểm đó đã áp dụng 3 cấp độ chiến lược nhằm lấy lại phong độ trên thị trường.
Năm 2010 là thời điểm ra mắt mẫu điện thoại Galaxy S đầu tiên, mở đầu cho chuỗi Samsung Galaxy S sau này
Samsung từng tài trợ cho CLB Bóng đá Chelsea trong suốt 10 năm (2005 - 2015)
Nhờ vào 3 chiến lược này, giá trị thương hiệu của Samsung trên toàn cầu đã tăng hơn 200%, vượt qua Sony để trở thành thương hiệu điện tử tiêu dùng có giá trị nhất vào những năm đầu thế kỷ 21 (theo nghiên cứu của Interbrand). Doanh thu trên toàn cầu của thương hiệu đạt 165 nghìn tỷ won (khoảng 143 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế là 13,7 nghìn tỷ won (khoảng 12 nghìn tỷ USD) trong năm tài chính 2011.
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, cách thức để hoàn thành các mục tiêu đó. Một chiến lược cần phải chỉ rõ một số yếu tố như:
- Mục tiêu phải hoàn thành là gì?
- Cần tập trung vào thị trường sản phẩm nào?
- Triển khai nguồn lực và các hoạt động như thế nào để đạt được lợi thế cạnh tranh?
3 cấp độ chiến lược
Ở cấp độ công ty, các nhà quản lý phải điều phối, tổ chức và triển khai nguồn lực trên các bộ phận là trọng tâm chính. Chiến lược này phải trả lời được những câu hỏi:
- Công ty đang kinh doanh những gì?
- Công ty nên kinh doanh những gì?
- Công ty nên sắp xếp nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra?
Đơn cử như khi Samsung nhận ra họ phải trở thành nhà tiên phong trong việc phát triển công nghệ kỹ thuật số mới, công ty đã tập trung nguồn lực vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Samsung liên tục ra mắt những sản phẩm mới lạ và độc đáo
Mục tiêu của chiến lược này là xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong phân khúc mục tiêu. Ví dụ, một doanh nghiệp có nguồn cung giá rẻ và các nhà máy hiện đại có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh chi phí thấp. Ngược lại, một doanh nghiệp có bộ phận tiếp thị mạnh mẽ và đội ngũ bán hàng giỏi có thể chiếm ưu thế ở mảng dịch vụ khách hàng cao cấp.
Samsung đã hướng đến mục tiêu thu hút phân khúc khách hàng trẻ tuổi và cao cấp bằng cách cải tiến kỹ thuật và thiết kế, điều này đã phản ánh chiến lược cấp kinh doanh của thương hiệu.
Bằng cách cải tiến kỹ thuật và thiết kế, Samsung đã thu hút phân khúc khách hàng trẻ tuổi
Trọng tâm chính của chiến lược tiếp thị là phân bổ và phối hợp các nguồn lực để xây dựng các hoạt động nhằm thu hút khách hàng, hoàn thành các mục tiêu mà công ty đề ra tại một thị trường sản phẩm cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định nên sử dụng kênh nào để phân phối sản phẩm, chương trình khuyến mãi nên được tổ chức ra sao,... để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Theo Sách "Marketing Strategy"
Kim Ngọc / Advertising Vietnam
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School