fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school

Khởi nghiệp #01 - Ý tưởng kinh doanh và kế hoạch kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh và tưởng kinh doanh tốt là một sự  khởi đầu cần thiết để đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Mỗi doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp có thể có hàng trăm tưởng kinh  doanh nhưng cũng có thể họ chỉ chỉ nung nấu một tưởng và quyết tâm theo đuổi ý tưởng đó đến cùng. Vậy thế nào là một ý tưởng kinh doanh tốt? Hay nói một cách khác, ý tưởng kinh doanh tốt phải dựa trên những nền tảng nào?

Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh cần phải hình thành trên cơ sở nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, hiểu biết về những sản phẩm/dịch vụ hiện có. Đây chính là khâu đầu tiên trong quá trình đưa một sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, lưu giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách có hệ thống. Đây là bước vô cùng quan trọng, nếu được làm tốt nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà kinh doanh đưa ra các chiến lược phù hợp và mang lại hiệu quả cao; ngược lại, nếu làm không tốt, nó sẽ cung cấp những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường, từ đó có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong kinh doanh.

Đối với một doanh nghiệp đang trong quá trình khởi sự, việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có sự hiểu biết cần thiết về một thị trường cụ thể với cả 5 yếu tố cấu thành như: sản phẩm – dịch vụ, cung, cầu, giá cả, phương thức cung ứng và thanh toán Trong đó, sự hiểu biết về sản phẩm – dịch vụ và giá cả là điều kiện giúp doanh nghiệp tìm được những khoảng trống trên thị trường để cung cấp sản phẩm – dịch vụ của mình với sự khác biệt hóa cần thiết Sự hiểu biết về tương quan cung cầu giúp doanh nghiệp quyết định quy mô doanh nghiệp và năng lực sản xuất Và cuối cùng, sự khác biệt trong phương thức cung ứng và thanh toán sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thứ hai, phải có sự đam mê đối với sản phẩm/dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh, công việc mà mình theo đuổi Công việc kinh doanh vốn đã có nhiều khó khăn và thách thức, việc khởi sự kinh doanh còn vất vả và rủi ro hơn nhiều. Do đó nếu không có niềm đam mê thật sự thì doanh nhân khó có thể vượt qua những khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp đầu tiên. Niềm đam mê và yêu thích đồng thời cũng khiến cho người khởi nghiệp suy nghĩ về cách để cải thiện và làm lớn mạnh doanh nghiệp của mình cũng như có khả năng thuyết phục tất cả mọi người, ở bất cứ nơi đâu. Niềm đam mê đó cũng là chất keo gắn kết những người cùng chung chí hướng, cùng đóng góp cho sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp

Thứ ba, hiểu rõ các đối tượng có liên quan trong cùng ngành kinh doanh, hay còn gọi là các đối tượng hữu quan, trong đó chú trọng việc hiểu biết đối thủ cạnh  tranh, khách hàng và nhà cung cấp.

Về đối thủ cạnh tranh: cần tập trung nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong cùng một nhóm chiến lược, là những đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực địa lý, cùng nhắm đến một thị trường mục tiêu, cùng cơ cấu sản phẩm, cùng giá bán, cùng cách thức tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm… để hiểu cách thức họ hoạt động và cách họ phản ứng khi đối mặt với nguy cơ gia nhập mới.

Đối với nhà cung cấp: họ là những người cung cấp yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Nếu sự khác biệt trong sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào một hoặc một số nhà cung cấp thì cần phân tích và cân nhắc thật kỹ lưỡng khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận hoặc kiểm soát hoạt động của nhà cung cấp đó. Chẳng hạn, một trong các yếu tố đầu vào là sản phẩm sản xuất thủ công thì phải lường trước được vấn đề chất lượng khó ổn định và sản lượng bị giới hạn. Hay đối với tưởng bán các thực phẩm tươi sống trên mạng và giao hàng tận nhà, tuy điều quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm và sự tiện lợi cho khách hàng nhưng điều đó cũng lại phụ thuộc rất lớn vào dịch vụ vận chuyển.

Đối với khách hàng: cần xác định các nhóm khách hàng tiền năng của doanh nghiệp. Qua đó xác định được các nhân tố có liên quan như khả năng tài chính, độ  tuổi, yêu cầu đối với sản phẩm, mức giá sẵn sàng chi trả… Trong đó điều quan trọng nhất là xác định được khả năng chi trả của khách hàng. Đây là cơ sở cho các tính toán về doanh thu và lợi nhuận.

Thứ tư, doanh nhân trước khi khởi nghiệp cần phải có kiến thức nhất định về tài chính. Kiến thức này giúp cho họ đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, có khả năng tính toán và huy động được số vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian đầu. Rất nhiều doanh nhân bước vào thế giới kinh doanh với những ý tưởng tuyệt vời nhưng lại rất kém hiểu biết về nguồn vốn được sử dụng để đưa việc kinh doanh tiến triển. Hầu hết những doanh nhân này sẽ thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ và hiểu những gì làm nên sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nhưng họ không thật sự hiểu lượng và nguồn vốn đầu tư cần thiết cũng như việc quản lý những khía cạnh khác của một công ty.

Thứ năm, ý tưởng kinh doanh nên được xem xét và lựa chọn trên cơ sở năng lực cá nhân của doanh nhân sáng lập. Ngoài khả năng huy động các nguồn lực tài chính như đã trình bày ở trên, doanh nhân sáng lập còn cần có khả năng về chuyên môn và quản lý để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vận hành một cách suôn sẻ, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Thực tế, những sản phẩm mới thường đòi hỏi sự khác biệt và ưu việt hơn những sản phẩm cùng loại trên thị trường do đó những yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật thường cũng đòi hỏi cao hơn. Doanh nhân không nhất thiết phải là người am hiểu rất sâu về kỹ thuật nhưng nếu có được sự am hiểu này sẽ rất tốt để chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm chi phí. Thường thì doanh nhân khi mới khởi nghiệp sẽ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh mà mình có hiểu biết tương đối sâu sắc hoặc đã có kinh nghiệm kinh doanh trong thực tế. Về khả năng quản lý: đây có lẽ là khả năng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nhân nào. Sự thành bại khi mới khởi sự hay những thành công lớn hơn trong tương lai đều có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng quản lý của chính doanh nhân đó. Đối với một doanh nghiệp mới khởi sự, năng lực quản lý tốt thể hiện qua khả năng thiết lập một bộ máy tổ chức tinh giản, hiệu quả; khả năng tìm kiếm và giữ chân những nhân sự chủ chốt; khả năng định hướng và tạo động lực cho nhân viên…

Nguồn: Lương Thu Hà

 

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School