Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh là một khâu rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp, đồng thời bản kế hoạch kinh doanh cũng là một công cụ quan trọng giúp doanh nhân giám sát quy trình và theo dõi sự tăng trưởng trong kinh doanh. Cụ thể một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nhân:
Có rất nhiều cách viết bản kế hoạch kinh doanh, cũng như tùy từng mục đích mà các nội dung khác nhau sẽ được nhấn mạnh. Tuy nhiên một bản kế hoạch kinh doanh sẽ cần có các nội dung sau đây
Phần tóm tắt dự án (Executive Sumary) là một trong những phần quan trọng nhất của một bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, phần tóm tắt dự án không dài quá hai trang chứa đựng những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần còn lại của dự án. Đây sẽ là nội dung được đọc và phân tích đầu tiên với người thẩm định, đồng thời cũng là chủ đầu tư trong tương lai. Vì vậy nếu phần tóm tắt dự án được trình bày rõ ràng và thuyết phục thì sẽ gây ấn tượng trong hàng loạt các dự án khác cũng được nhà đầu tư xem xét và sẽ lôi cuốn người đọc các phần tiếp theo.
Do tầm quan trọng và tính tổng quát, phần này nên được viết cuối cùng nhằm giúp người viết dễ nắm bắt và trình bày những điểm trọng yếu của một vấn đề mình đã am hiểu sâu sắc.
Phần tóm tắt cần có ba nội dung:
Mục tiêu (Objective)
Nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất…
Sứ mệnh (Mission)
Hình ảnh mà công ty muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng những cam kết mà doanh nghiệp sẽ thực hiện
Nhân tố quyết định thành công (Keys to Success)
Những khác biệt mà doanh nghiệp sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh tranh, những yếu tố đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được
Trình bày tóm lược những điểm chính về tưởng kinh doanh:
Phần này đòi hỏi phải phân tích được các nội dung sau:
Cần nêu rõ chiến lược sẽ sử dụng để khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Phần này sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng vào một kế hoạch khả thi và giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng trong việc bán các sản phẩm dịch vụ của mình
Phương thức bán hàng: các kênh phân phối dự kiến và cách tiếp cận các kênh phân phối này. Dự định bán hàng trực tiếp hay thông qua các đại lý, nhà phân phối, môi giới …
Quảng cáo: Phương tiện quảng cáo dự định sử dụng (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet, tờ rơi, quảng cáo ngoài trời, triển lãm) chi phí dự kiến; hiệu quả dự kiến; tài liệu bán hàng …
Khuyến mại: các chương trình khuyến mại (thời gian, chi phí, hình thức cụ thể…)
Lường trước một số rủi ro có thể xảy ra và đề xuất phương án hạn chế thiệt hại
Đưa vào đây tất cả những nội dung mà bạn cho là cần thiết nhưng không thể trình bày trong phần đề án Ví dụ:
Nguồn: Lương Thu Hà
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School