Có một niềm tin cổ hủ rằng việc giữ thông tin quan trọng quý giá của công ty, chỉ cung cấp cho nhà cung cấp từng mẩu thông tin, bằng cách nào đó sẽ giảm chi phí và giảm rủi ro dự án. Điều này là không đúng. Trên thực tế, đây là một chiến lược rủi ro và tốn kém, gây ra hậu quả kinh doanh tiêu cực dài hạn.
Các nhà cung cấp sẽ chịu rủi ro trong suốt giai đoạn đầu của quá trình này, với chi phí dao động từ 10.000 USD đến 50.000 USD. Còn các doanh nghiệp thường không hiểu rằng áp dụng chiến lược đàm phán thắng/thua và từ chối yêu cầu cung cấp thông tin dự án quan trọng (động cơ kinh doanh, kỳ vọng ngân sách…) và khả năng tiếp cận với đội ngũ lãnh đạo, cuối cùng sẽ tăng rủi ro cho cả dự án và cả tài chính.
Trên thực tế, cung cấp hạn chế các bộ dữ liệu có thể khiến nhà cung cấp thổi phồng các ước tính của dự án trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro không xác định. Quan trọng hơn, những hiểu biết và lời khuyên chiến lược có thể tạo ra những cải tiến quan trọng trong quy trình kinh doanh, ngược lại những lợi ích kinh tế tiềm năng sẽ bị loại bỏ vì nhà cung cấp không được cấp đầy đủ dữ liệu.
Đó không phải là tất cả. Bằng cách coi các nhà cung cấp như một loại hàng hóa để lựa chọn, các doanh nghiệp đã bỏ lỡ những lợi ích của mối quan hệ hai chiều bền chặt, sự trung thực giữa người bán và người mua. Điều này tạo ra tình huống khi mà các thách thức hoặc sự hiểu lầm của dự án phát sinh, cả hai bên phải mặc định tuân theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, thay vì theo lẽ thường. Và đây là một trò chơi mà nhà cung cấp sẽ thường có ưu thế hơn các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp F&B mua hoặc nâng cấp hệ thống kinh doanh từ 6
- 8 năm một lần; các nhà cung cấp triển khai ít nhất 6-8 hệ thống kinh doanh mỗi năm. Ai có khả năng giành lợi thế lớn hơn để tận dụng các bộ giải pháp phức tạp này: một công ty đang cần đại tu hệ thống công nghệ hay một đối tác giải quyết các vấn đề kinh doanh bằng các giải pháp công nghệ? Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao lại để các chuyên gia đứng ngoài cuộc đầu tư mang tính chiến lược, mang tính chuyển đổi như vậy?
Để tránh các rủi ro không cần thiết, hãy:
Xem đầy đủ bộ tài liệu tại
Sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng 1: Các phần mềm quản lý nhà hàng đều giống nhau?
Sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng 2: Tìm giải pháp mới khớp với ý tưởng sẵn có của bạn
Sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng 3: Để bộ phận kỹ thuật tự quyết định
Sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng 4: “rẻ nhất” đồng nghĩa với “tốt nhất”
Sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng 6: Quan trọng hóa bản demo
Sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng 7: Không xin ý kiến tham khảo
Nguồn: Dcorp R-Keeper Vietnam
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School