SEO Google Maps là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng SEO hiện tại, bởi nó có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu và tăng thêm lượng khách hàng tìm đến website.
Dưới đây là một vài chia sẻ về cách SEO Google Maps, dựa trên kinh nghiệm thực tế của GTV SEO trong những tháng vừa qua.
SEO Google Maps là tập hợp các phương thức tối ưu website giúp tăng khả năng hiển thị địa điểm của doanh nghiệp trên Google Maps. Hay nói đơn giản, đó là một phần quan trọng trong Marketing giúp khách hàng dễ dàng tìm đến doanh nghiệp của bạn.
Gia tăng thứ hạng trên Google Maps đồng nghĩa với việc mang đến nhiều khách hàng hơn vì gần như thời nay ai cũng sử dụng công cụ này để tra cứu địa điểm.
Local 3-Pack (còn gọi là Top 3 Google Maps) là danh sách 3 doanh nghiệp xuất hiện đầu tiên trong kết quả hiển thị khi tìm kiếm các cụm từ có chứa từ khóa như “gần tôi” hoặc “gần [Vị trí]”.
Google đánh giá thứ hạng địa điểm dựa vào mức độ liên quan, khoảng cách và nhận dạng hiển thị kết quả tìm kiếm tốt nhất.
Google sẽ đánh giá xếp hạng 3 kết quả đó dựa trên những tiêu chí sau:
Triển khai SEO Google Maps không quá khó nhưng để đảm bảo tính đầy đủ, chỉn chu và chuẩn xác, bạn cần phải nắm rõ các công đoạn và quy trình thực hiện.
Đầu tiên, bạn đăng nhập email và tiến hành truy cập vào Google Maps. Sau đó, nhập địa chỉ doanh nghiệp, chọn chức năng “Thêm địa điểm bị thiếu”.
Phần này, bạn cần cung cấp thông tin chính xác như: tên doanh nghiệp, danh mục hoạt động, địa chỉ, số điện thoại và giờ hoạt động của doanh nghiệp. Khi hoàn thành, đừng quên tiến hành xác minh doanh nghiệp với Google (Click vào “Xác nhận doanh nghiệp này” hoặc truy cập Google My Business) rồi bấm gửi.
Cuối cùng là xác nhận doanh nghiệp. Truy cập vào tab Google My Business, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin của doanh nghiệp bao gồm:
Khi hoàn tất việc đăng ký xác nhận, họ sẽ gửi đến bạn mã xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp địa phương. Hãy chắc chắn bạn cung cấp chính xác thông tin doanh nghiệp trên Google My Business vì chúng sẽ hiển thị trên Google Maps.
Ở đây, điều cần làm là chuẩn bị 20-30 ảnh về công ty/ sản phẩm/ dịch vụ/ thành viên công ty… Đừng lấy ảnh một cách tùy tiện mà hãy lựa chọn những ảnh thật và ảnh đẹp, không phải download từ trên mạng về để khách hàng thấy được diện mạo uy tín của công ty.
Nếu như bạn lấy ảnh trên Internet thì khả năng lên Top Google Maps sẽ bị giảm. Bởi vì Google có cách để nhận biết rằng đây không phải là ảnh thật và điều này khiến công ty khó có được sự tin tưởng từ Google.
Đây là lúc bạn sẽ tối ưu hóa hình ảnh bằng cách đặt tên cho nó vì Googlebot không xem được hình ảnh mà chỉ đọc được chữ cái hay kí tự.
Chính vì vậy, việc đặt tên ảnh sẽ giúp Google hiểu được tấm ảnh của công ty bạn nói về vấn đề gì. Bạn nên đặt tên ảnh bằng những từ khóa LSI – từ hay cụm từ có liên quan đến chủ đề của từ khóa chính và thường được sử dụng chung với từ khóa chính.
Ví dụ: Với từ khóa chính là “du lịch” thì các từ khóa LSI có thể là: món ăn đặc sản, địa điểm vui chơi, đặt vé máy bay, book tour, đặt homestay… Hay từ khóa chính là “công ty SEO” thì các từ khóa LSI có thể là: công cụ SEO, dịch vụ SEO…
Sau khi đã đặt tên hình ảnh bạn nên đặt thêm thông tin cho phần mô tả. Cách thực hiện đơn giản như sau: Click chuột phải vào hình ảnh → chọn Properties → chọn Detail → thêm nội dung cho các mục như Title, Subject, Rating, Tags, Comments.
Geotag – Geo (geography) đề cập nhiều đến kinh độ và vĩ độ. Bất kì một địa điểm nào trên Trái Đất cũng được định vị trên bản đồ bằng kinh độ và vĩ độ.
Đưa vào hình ảnh đã được Geotag vị trí địa lý của doanh nghiệp, sau đó đăng tải lên Internet thì website của bạn sẽ được đánh giá tốt hơn và chiếm được sự tin tưởng từ Google, giúp gia tăng điểm (Point) liên quan đến doanh nghiệp địa phương.
Công cụ gắn Geotag được dân SEO sử dụng nhiều nhất hiện nay là GeoSetter – công cụ giúp bạn gắn Geotag, các thông tin định vị (GPS), bản quyền cho hình ảnh một cách dễ dàng, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, công cụ này chỉ sử dụng được trên hệ điều hành Windows. Đối với hệ điều hành macOs, các bạn có thể tham khảo các dòng công cụ như: Adobe Lightroom, Adobe Photoshop…
Hình ảnh được đăng tải phải là loại JPGs hay TIFFs. Nếu bạn sử dụng hình PNG, phải chuyển đổi sang JPGs bằng cách truy cập vào website https://png2jpg.com/vi/. Do Geotag không hỗ trợ đuôi .png nên cần đổi thành .jpg hoặc .tiffs.
Đây là phần đăng tải các hình ảnh và thông tin NAP (Name – Address – Phone) của bạn lên các trang mạng xã hội lớn. Lúc này, Google sẽ đi “vòng quanh” Internet và tìm được bạn trên các trang mạng xã hội.
Sau khi tạo lập các trang mạng xã hội, bạn cần chuẩn bị:
Address là phần quan trọng nhất vì Google sẽ hiện bản đồ của công ty dựa trên vị trí đó. Việc liên tục củng cố cho Google biết được địa chỉ của mình sẽ làm tăng khả năng lên top 3 Google Maps.
Một vài trang mạng xã hội bạn cần lưu ý như: Google My Business, Flickr, Imgur, Pinterest...
Điền đầy đủ thông tin trên mỗi tài khoản mạng xã hội: Sau khi có danh sách mạng xã hội để tối ưu, bạn cần điền thông tin mô tả, địa chỉ email, số điện thoại, website. Các thông tin trên website và thông tin trên mạng xã hội nên đồng nhất với nhau để Google nhận diện bạn là một thực thể dễ dàng hơn. Những gì bạn cần cập nhật: logo (đã tối ưu SEO), hình ảnh, nội dung bài viết liên quan, tên doanh nghiệp, email, số điện thoại, địa chỉ website, thông tin mô tả về doanh nghiệp, link về Google Maps. Bạn có thể đăng tải thông tin về doanh nghiệp lên mạng xã hội tùy vào chủ đích của mình, nhưng nên đăng tải vừa đủ để người dùng nhận ra đây là tài khoản của công ty và không bị xóa tài khoản do nghi ngờ là spam.
Đồng nhất URL thương hiệu trên toàn bộ tài khoản mạng xã hội: Khi tạo lập một trang mạng xã hội thì bạn sẽ có một URL mới. Bạn nên đồng nhất tên các URL, nếu khác thì chỉ nên khác một chút.
Liên kết tới các trang mạng xã hội khác: Khi liên kết các tài khoản mạng xã hội khác thì tài khoản của bạn sẽ không bị xóa. Google dễ dàng Index hơn và SEO cũng lên top nhanh hơn. Khi cài đặt phần thông tin, hãy cố gắng liên kết càng nhiều tài khoản càng tốt. Vì Googlebot không chỉ phân tích tài khoản Behance của bạn mà còn phân tích những liên kết mạng xã hội bạn có trong trang đó để đánh giá doanh nghiệp có uy tín hay không. Ngoài việc chèn HTML vào Icon, bạn cũng cần chèn các link HTML trần vào phần mô tả.
Google My Business (Google Doanh nghiệp hay Google Business) là nền tảng tiện ích do chính Google cung cấp và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Google Business hiểu đơn giản gồm toàn bộ thông tin của doanh nghiệp hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm (SERPs) và Google Maps.
Hơn 60% người làm SEO Google Maps không tối ưu danh mục và nếu có thì phần lớn cũng làm chưa đúng trong khi đây là nơi có thể quyết định bạn có lên top Google Maps hay không.
Điều này cũng quan trọng giống như việc tối ưu thẻ Title (Tiêu đề) trong SEO Onpage. Nếu đặt Title tốt, bạn có thể cải thiện thứ hạng rất nhiều. Danh mục ở đây sẽ giúp cho Google đánh giá và định hình được lĩnh vực của website. Đó là nền tảng để các từ khóa trong lĩnh vực này có thể lên trang đầu và cũng là tiền đề cho việc SEO hàng trăm, hàng ngàn từ khóa SEO Maps.
Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định CHÍNH XÁC danh mục của website. Giả sử bạn đang SEO bộ từ khóa “dịch vụ seo”, bạn cần xem đối thủ đang đứng Top Google Maps đang để danh mục nào nhiều nhất. Bạn được cho phép điền 4-5 danh mục con. Hãy điền những danh mục mà bạn thấy đối thủ chọn nhiều thứ 2, 3, 4... Nếu như các danh mục còn lại không thể hiện đối thủ tìm gì thì hãy chọn những danh mục bạn cho là liên quan nhất.
Nhiều người nghĩ rằng một URL chỉ SEO được một số từ khóa hay Google Maps chỉ có thể SEO một vài từ khóa nhưng thực tế là ngược lại. Bạn có thể SEO nhiều từ khóa chỉ với một URL nhất định.
Được xếp hạng cao trên Google Maps, cụ thể nằm trong top 3 hiển thị, là một lợi thế giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng, nâng cao sự uy tín. Tuy nhiên, để đạt được điều này lại không thật sự dễ dàng. Bạn cần biết các yếu tố ảnh hưởng cũng như cách để thực thi hiệu quả.
Như đã đề cập trước đó, hồ sơ doanh nghiệp cung cấp càng nhiều thông tin thì bạn càng có thứ hạng cao trong kết quả. Để thêm thông tin vào hồ sơ, hãy đăng nhập vào tài khoản Google My Business. Chọn tab “Thông tin”, bao gồm tên, danh mục, địa chỉ, khu vực kinh doanh (nếu có), giờ, giờ đặc biệt, số điện thoại, trang web, sản phẩm, dịch vụ, thuộc tính và mô tả…
Một số mẹo để tối ưu hóa các phần tài khoản Google My Business này để có thứ hạng cao hơn trên Google Maps:
Google sẽ rất ưu ái với doanh nghiệp tải ảnh lên hồ sơ của mình. Đầu tiên là vì điều đó báo hiệu rằng đây là một doanh nghiệp đang hoạt động, xứng đáng được xếp hạng cao hơn trong kết quả. Thứ hai là công nghệ nhận dạng ảnh của Google đang phát triển và Google đang bắt đầu hiển thị hình ảnh trong kết quả tìm kiếm địa phương. Và thứ ba, bởi vì quy tắc chung của SEO là Google yêu thích những gì người dùng yêu thích và người dùng yêu thích ảnh. Vì vậy, để cải thiện thứ hạng trên Google Maps, hãy tải lên hồ sơ doanh nghiệp những bức ảnh chất lượng và hấp dẫn.
Bài đánh giá của Google
Ngoài hình ảnh có một điều mà Google cũng rất thích, đó là những đánh giá. Để nhận những bài đánh giá này, bạn cần chủ động yêu cầu khách hàng và sẵn sàng trả lời những đánh giá đó một cách nhanh chóng. Câu trả lời của bạn sẽ cho những khách hàng tiềm năng thấy họ được chăm sóc và đang lựa chọn đúng nơi.
Google sẽ không tin tưởng các doanh nghiệp có nhiều số điện thoại hoặc địa điểm được liệt kê cho một doanh nghiệp thực tế. Vì vậy, hãy loại bỏ các hồ sơ trùng lặp để đảm bảo hồ sơ thực của bạn được xếp hạng tốt hơn.
Giống như Facebook hay các trang mạng xã hội khác, bạn có thể xuất bản các bài đăng ngay trên hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps của mình. Việc thường xuyên đăng bài sẽ gửi tín hiệu cho Google rằng bạn chủ động quản lý hồ sơ và sẽ được vào “diện ưu tiên” khi xếp hạng. Ngoài ra, thông qua các bài đăng trên Google, bạn có cơ hội gia tăng lượt tiếp cận đến những đối tượng sẵn sàng tương tác.
Hãy đảm bảo trang web của bạn đang hoạt động nhất quán trên mọi thiết bị hay kích thước màn hình. Điều này là do hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps chứa liên kết đến trang web của bạn và gần 60% tìm kiếm trên Google diễn ra trên thiết bị di động. Vì vậy, nếu hồ sơ đưa người tìm kiếm đến một trang web yêu cầu thu nhỏ hay có liên kết bị hỏng hoặc tải chậm, xếp hạng Google Maps của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Tất nhiên, điều này sẽ giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trong Google Tìm kiếm, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến xếp hạng hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps. Vì vậy, hãy đảm bảo kết hợp các từ khóa dựa trên vị trí vào các trang chính của web, chẳng hạn như trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang sản phẩm và dịch vụ… và thậm chí cả các bài đăng trên blog. Không chỉ với tiêu đề của các trang mà còn đối với các tiêu đề con, nội dung, thẻ hình ảnh, chú thích và URL.
Việc nhấn mạnh với Google rằng bạn nổi bật trong khu vực của mình có thể giúp Google tự tin hơn trong việc xếp hạng hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps cho khu vực đó.
Còn một cách khác để xếp hạng cao hơn trên Google Maps là nhúng bản đồ Google vào trang web, điều mà hầu hết các doanh nghiệp thực hiện trên trang liên hệ. Nhúng bản đồ Google chỉ là một cách khác để cho Google biết rằng doanh nghiệp của bạn nằm ở vị trí mà hồ sơ đang biểu thị.
Để nhúng bản đồ vào trang web, hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn trong Google Maps → nhấp vào “Chia sẻ” trong hồ sơ doanh nghiệp và chọn tab “Nhúng bản đồ” → sao chép và dán liên kết trên trang liên hệ của doanh nghiệp.
Trích dẫn cho thị trường ngách, hiểu một cách đơn giản, chính là một bản lưu trữ các thông tin NAP. Ngoài ba điều này thì đôi khi còn có thêm cả địa chỉ URL của trang web. Google sẽ dựa vào các trích dẫn trên để xác minh địa chỉ doanh nghiệp. Nếu như các trích dẫn của bạn uy tín và có liên quan đến doanh nghiệp thì bạn rất dễ dàng để có được thứ hạng cao trên Google Maps.
Khi xây dựng các trích dẫn, cần lưu ý làm thật chi tiết và rõ ràng. Bên cạnh đó, hãy thử tìm kiếm một số trang web ở khu vực bạn đang hoạt động hoặc dành riêng cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Ví dụ về công ty làm dịch vụ SEO ở thị trường TP.HCM sẽ đăng tải thông tin NAP lên các nguồn thuộc khu vực thành phố hoặc các nguồn dành riêng cho lĩnh vực hoạt động SEO để gia tăng mức độ liên quan, qua đó cải thiện mức độ uy tín tổng thể về địa điểm.
Nguồn: Đỗ Anh Việt / GTV SEO
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School