fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school

Hướng dẫn Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực chiến

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu hữu ích đối với các doanh nghiệp nhỏ vì nó giúp các chủ doanh nghiệp:

  • Ghi chép và tổng hợp lại thông tin về tình hình kinh doanh
  • Kiểm tra tất cả các công đoạn của hoạt động kinh doanh
  • Chứng minh kết quả của hoạt động kinh doanh
  • Cung cấp chứng thực để đi vay hoặc xin tài trợ

Quy trình quản lý là tập hợp các bước theo quy trình và thủ tục trong kinh doanh. Nó giúp bạn điều hành các hoạt động hàng ngày và đáp ứng mục tiêu kinh doanh của bạn. Sử dụng quy trình sẽ giúp:

  • Sử dụng tốt nhất nguồn lực tài chính
  • Quản lý thời gian của bạn
  • Làm khách hàng hài lòng
  • Tạo mối quan hệ tốt giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng

Kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn hình thành lộ trình phát triển kinh doanh. Khi bạn tuân thủ hướng dẫn thực hành bạn cần hoàn chỉnh danh sách kiểm tra dưới đây. Nó sẽ giúp bạn:

  • Đánh giá việc kinh doanh của bạn (những gì là tốt, cái gì cần cải thiện)
  • Nắm rõ các mảng việc cần thực hiện
  • Xác định các công việc
  • Giao việc cho mọi người
  • Xác định được thời gian phải hoàn tất công việc
Bảng 1.1: Danh sách kiểm tra kế hoạch kinh doanh
 Tình trạng hiện tạiCần cải thiện (Có/không)Ai sẽ thực hiện?Thực hiện khi nào?
Đánh giá kinh doanh của bạn    
Mô tả kinh doanh của bạn    
Phân tích thị trường    
Kế hoạch tiếp thị    
Kế hoạch quản lý    
Kế hoạch tài chính    
Ghi chú:    

 

Bảng 1.2: Danh sách kiểm tra kế hoạch kinh doanh
1.  Tóm tắt (tóm tắt 1-5 dưới đây)
  • Tên doanh nghiệp
  • Tên của chủ sở hữu
  • Tầm nhìn (bạn mong muốn ở đâu sau 5 năm)
  • Cơ cấu hoạt động kinh doanh, những người tham gia và ở đâu
  • Mô tả sản phẩm và chúng được làm như thế nào
  • Các cơ hội thị trường để bán hàng
  • Mục tiêu bán hàng, đạt được sau 1, 2 và 3 năm
  • Khi xin vay tiền: nêu rõ bao nhiêu, nó sẽ được sử dụng như thế nào và làm thế nào đảm bảo trả được khoản đó từ kết quả kinh doanh của bạn
 

2.  Mô tả kinh doanh:

  • Điểm nổi bật của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh
  • Tổng quan về kinh doanh bao gồm giá và tiếp thị
 

3.  Phân tích thị trường:

  • Mô tả sản phẩm cụ thể bao gồm kích thước, vật liệu, trọng lượng
  • Mô tả khách hàng và tại sao họ sẽ mua hàng của bạn
 
  • Đánh giá tiềm năng thị trường (ví dụ có thêm khách du lịch hoặc khách sạn mới)
  • Thị trường bán hàng cạnh tranh, tại sao bạn tốt hơn những người khác
  • Điểm độc đáo của sản phẩm (ví dụ sản phẩm địa phương, hữu cơ hay bền)
 

4.    Kế hoạch quản lý:

  • Cấu trúc của kinh doanh, ai chịu trách nhiệm và ai hỗ trợ việc kinh doanh
 

5.  Kế hoạch tiếp thị:

  • Giá khách hàng sẽ trả và giá của đối thủ cạnh tranhPhân phối (nơi bạn sẽ bán hàng hoặc đặt hàng qua thư, v.v…) Quảng cáo và khuyến mãi
 

6.  Kế hoạch tài chính:

  • Tiền cần vay để phát triển (hoặc bắt đầu) kinh doanh
  • Tài chính trong tương lai khi vốn vay được hoàn trả từ lợi nhuận tăng thêm
  • Kết quả kinh doanh bao gồm mức tăng trưởng ước tính
  • Báo cáo tài chính, ước tính tổng thu nhập, tổng chi phí và tổng vốn đầu tư của bạn (bao gồm cả tài sản)
  • Báo cáo thu nhập cho thấy kết quả thực hiện ước tính trên 3 năm, tổng doanh thu và chi phí
  • Phân tích hòa vốn cho thấy doanh thu bán hàng cao hơn chi tiêu (tức là chi phí kinh doanh hoặc chi trả khác)
  • Dòng tiền mặt dự kiến thể hiện nguồn tài chính cần thiết
  • Thiết bị vốn (tài sản) tức là mặt hàng kinh doanh, vật tư, thiết bị thuộc sở hữu của bạn
 

 

  1. Dưới đây là danh sách các nhân tố kinh doanh thành công. Hãy đọc hết và giải thích ý nghĩa theo cách của bạn. Nếu bạn không biết những cụm từ có nghĩa gì, hãy hỏi một người nào đó hoặc tìm nó trong từ điển hoặc trên trang web
  2. Chọn 5 tiêu chí hàng đầu của bạn. Những tiêu chí mà bạn nghĩ là quan trọng nhất. Viết chúng trong bảng dưới đây và giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng.
  3. Sau đó, chấm điểm kinh doanh của bạn bằng cách sử dụng các tiêu chí tốt, đạt hoặc cần phải cải thiện.
  4. Tự chấm điểm trên tất cả 32 tiêu chí. Cố gắng đưa vào các hành động hoặc hoạt động mà bạn có thể cải thiện kinh doanh
Bảng 1.3: Các nhân tố kinh doanh thành công
Địa điểm kinh doanh/bán hàngBiết nhu cầu khách hàngGiá bán tốt
Biết chi phí kinh doanh của tôiChi phí sản phẩmSự hỗ trợ của gia đình
Sản phẩm chất lượng tốtNhân viên/công nhân bận rộnKỹ thuật tiếp thị tốt
Thu hút khách hàngSản phẩm có sẵnCông nhân có tay nghề
Lưu trữ tốtKhông lãng phí sản phẩmCác khoản vay sẵn có
Biết công việc hàng ngày của bạnĐiều kiện làm việc tốtSổ sách kế toán tốt
Không gian làm việc sạch sẽĐủ khách hàngTheo dõi được tiền của bạn
Không gian làm việc có tổ chứcBiết các loại chi phí của bạnNgười kinh doanh tốt
Hài lòng với kinh doanh của bạnSản phẩm trong tình trạng tốtBiết những gì bạn kiếm được
Trang thiết bị trong tình trạng tốtBiết nhiệm vụ của nhân viên của bạnBiết những gì bạn đang còn nợ
Khách hàng quay lại với bạn  
Tiêu chí kinh doanh thành công của riêng tôi
5 tiêu chí kinh doanh thành công quan trọng nhấtLý do của tôi khi lựa chọn tiêu chí này

Bạn làm việc này tốt, hãy tự chấm điểm:

  • Tốt
  • Đạt
  • Cần cải thiện
1.  
2.  
3.  
4.  
5.  


Bảng 1.4: Tiêu chí kinh doanh thành công
 Tiêu chí thành côngTốt Đạt Không tốtTôi có thể làm gì?
1Địa điểm kinh doanh/bán hàng    
2Biết chi phí kinh doanh    
3Chất lượng sản phẩm    
4Khách hàng    
5Lưu kho sản phẩm    
6Công việc hàng ngày của bạn    
7Không gian làm việc sạch sẽ    
8Không gian làm việc có tổ chức    
9Hài lòng với việc kinh doanh    
10Điều kiện trang thiết bị    
11Biết những gì bạn còn nợ    
12Biết nhu cầu khách hàng    
13Chi phí sản phẩm    
14Giá bán    
15Sản phẩm có sẵn    
16Phế phẩm    
17Năng suất của nhân viên    
18Điều kiện làm việc của nhân viên    
19Có đủ khách hàng    
20Tính hết các chi phí    
21Sản phẩm trong tình trạng tốt    
22Biết nhiệm vụ của nhân viên    
23Khách hàng quay lại với bạn    
24Giá bán    
25Gia đình hỗ trợ bạn    
26Kỹ thuật tiếp thị    
27Nhân viên có tay nghề và đáng tin cậy    
28Các khoản vay sẵn có    
29Sổ sách kế toán    
30Theo dõi được tiền của bạn    
31Doanh nhân giỏi    
32Biết rõ kết quả đạt được    
  • Bạn có thể nhóm một số chúng lại với nhau - ví dụ, những tiêu chí liên quan đến tài chính, tiếp thị, nhân viên v.v...?
  • Bạn có thể nghĩ xem đặt chúng theo thứ tự từ dễ - khó khi giải quyết chúng?
  • Bạn có thể nghĩ làm thế nào bạn sẽ thực hiện thay đổi, bạn có biết phải làm gì không? (ví dụ tự tổ chức nhiều hơn, tìm lời khuyên từ những người khác, tìm kiếm tài liệu học tập như sách, tạp chí, internet)

 

Phân tích SWOT

  • Điểm mạnh: bên trong doanh
  • Điểm yếu: bên trong doanh nghiệp
  • Cơ hội: đến từ bên ngoài doanh nghiệp
  • Thách thức: đến từ bên ngoài doanh nghiệp

 

Điểm mạnh: sẽ cho doanh nghiệp của bạn một lợi thế vượt trội so với doanh nghiệp tương tự. Ví dụ: về chất lượng sản phẩm hoặc địa điểm bán hàng.

Điểm yếu: là những khía cạnh mà bạn và doanh nghiệp của bạn không thực sự làm tốt. Ví dụ, không tìm được nhà cung ứng phù hợp hoặc chi phí vận chuyển sản phẩm quá cao.

Cơ hội: là những sự việc diễn ra bên ngoài doanh nghiệp có thể đem lại lợi ích cho bạn. Ví dụ, một khu nhà khách mới xây dựng trong khu vực hoặc có đông khách du lịch sử dụng trạm xe buýt.

Thách thức: là những sự việc diễn ra bên ngoài doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng hoặc làm giảm lợi nhuận của bạn. Ví dụ, ý tưởng kinh doanh phổ biến và bị nhiều người sử dụng hoặc có quá ít khách du lịch tới khu vực.

Nếu điểm mạnh và cơ hội lớn hơn điểm yếu và thách thức, thì bạn đang kiểm soát được kinh doanh và có thể mạo hiểm. Nếu điểm yếu và thách thức lớn hơn điểm mạnh và cơ hội, bạn cần có ngay kế hoạch để cứu vãn kinh doanh của mình.

 

Đây là một ví dụ về phân tích SWOT.

Điểm mạnhĐiểm yếu
  • Vị trí đắc địa
  • Đa dạng sản phẩm
  • Biết một số nhà cung cấp đồ thủ công
  • Có khả năng tìm nguồn hàng và đàm phán được giá tốt
  • Quản lý tài chính không phù hợp
  • Không có kế hoạch phát triển và tiếp thị 
Cơ hộiThách thức
  • Nhiều khách du lịch trong vùng Nhiều khách sạn và nhà kháchCó mối quan hệ tốt với doanh nghiệp và người dân địa phương.
  • Đối thủ cạnh tranh dễ bắt chước mô hình kinh doanh, do đó doanh thu sẽ giảm 

Điểm mạnh nhiều hơn điểm yếu?             Có / Không

Nhiều cơ hội hơn thách thức?                   Có / Không 

Tôi sẽ làm thế nào với những điểm yếu và thách thức?

  • Tôi sẽ cải thiện kinh doanh bằng cách chú ý hơn vào tài chính và tiếp thị.
  • Tôi sẽ cung cấp cho khách hàng và nhà sản xuất những dịch vụ tốt nhất để đảm bảo tương lai cho kinh doanh của tôi.
  • Tôi sẽ nhờ bạn bè, gia đình và người khác giúp đỡ và thúc đẩy kinh doanh của mình.

 

Đầy đủ nội dung 5 phần của tài liệu

Trích từ “Hướng dẫn thực hành bán hàng”

Chương trình Năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ ASEAN

 

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School