Bây giờ bạn đã có một ý tưởng là bán được bao nhiêu sản phẩm và với mức giá bao nhiêu, nhưng bạn không thể xác nhận những con số này cho đến khi bạn biết những chi phí phát sinh để bán các sản phẩm. Có một số loại chi phí liên quan khác nhau. Chi phí của bạn hoặc là chi phí cố định hoặc chi phí khả biến. Chi phí cố định không thay đổi theo số lượng bạn bán được, nếu bạn có một tuần tồi tệ (trời mưa và bạn không thể làm gian hàng), bạn vẫn phải trả các chi phí cố định. Các chi phí khác (bao gồm nguyên vật liệu và chi phí lao động) thì khác; bạn chỉ phải trả nếu bạn bán được hàng (ví dụ bao bì cho các sản phẩm).
Thuật ngữ | Định nghĩa |
Chi phí khả biến | Chi phí khả biến thay đổi tùy theo số lượng sản phẩm mà bán được. Chúng bao gồm chi phí nguyên liệu và lao động. Một người kinh doanh hàng thủ công sẽ bao gồm các chi phí như vận chuyển sản phẩm tới khách hàng v.v… Ví dụ, các cuộc gọi điện thoại là một chi phí khả biến, nhưng không phải là bản thân điện thoại, vì chi phí thay đổi phụ thuộc vào mức độ thường xuyên và độ dài các cuộc gọi điện thoại. |
Nguyên vật liệu thô | Đây là những vật liệu cơ bản được sử dụng để làm ra sản phẩm cuối cùng. Ví dụ, bao gói cho đồ trang sức hoặc các nhãn logo cho sản phẩm. Nguyên liệu tính vào chi phí biến đổi vì những thay đổi chi phí phụ thuộc vào rất nhiều sản phẩm được bán ra |
Chi phí lao động | Chi phí lao động là số tiền lương bạn trả cho bản thân, nhân viên của bạn hoặc hoa hồng cho người bán hàng (ví dụ như người quản lý các cửa hàng ở trạm xe buýt). Chi phí lao động tính vào chi phí khả biến vì nó thay đổi tùy theo khối lượng bạn bán (ví dụ như quản lý cửa hàng không được nhận lương thường xuyên, mà chỉ một ty lệ phần trăm số lượng bán được). Tương tự như vậy tiền lương của bạn sẽ phụ thuộc vào năng suất của bạn. |
Chi phí cố định | Chi phí cố định là không đổi bất kể số lượng sản phẩm bán được là bao nhiêu. Ví dụ, chi phí gian hàng chợ đêm thứ bảy, chi phí điện thoại của bạn, v.v… |
Bảng 3.2.2: Chi phí cố định và chi phí khả biến
Hạng mục | Khả biến | Cố định |
Tiền thuê gian hàng hàng tháng |
|
|
Hoa hồng cho các cửa hàng ở trạm xe buýt |
|
|
Trả nợ tiền xe máy |
|
|
Cà phê cho nhân viên |
|
|
Điện cho quầy hàng |
|
|
Tiền điện thoại |
|
|
Làm sạch sản phẩm |
|
|
Đóng gói sản phẩm và gửi bưu điện ra nước ngoài |
|
|
Bảo hiểm xã hội cho chủ kinh doanh |
|
|
Trả lãi vay cho ông chú |
|
|
Trả tiền nghỉ lễ cho chủ kinh doanh |
|
|
Chi phí vận chuyển để thu mua sản phẩm ở trong làng |
|
|
Chi phí khách sạn để tham quan Hội chợ thương mại thủ công mỹ nghệ trong thành phố |
|
|
Vải mới cho bàn ở quầy kinh doanh |
|
|
Kéo |
|
|
Biển hiệu mới cho tủ trưng bày |
|
|
Danh thiếp có in logo |
|
|
Hộp nhựa có nắp đậy để vận chuyển sản phẩm ra thị trường |
|
|
Đóng gói sản phẩm |
|
|
LƯU Ý
Hãy nhớ tách chi phí cá nhân khỏi chi phí kinh doanh. Ví dụ, người chủ kinh doanh mua một chiếc váy mới từ người hàng xóm ở chợ và lấy tiền trong hộp đựng tiền mặt để thanh toán - đây không phải là cách làm tốt, trừ khi bạn ghi lại và trả lại sau. Thanh toán an sinh xã hội cho chủ doanh nghiệp và nhân viên làm việc toàn thời gian và thuế kinh doanh cũng nên tách khỏi kinh doanh.
Bảng 3.2.3: Chi phí khả biến (nguyên liệu thô)
Nguyên liệu thô | Bao nhiêu? | Đơn giá? | Chi phí cho mỗi thành phẩm? |
Túi nâu có in logo | 1 | $10 for 100 | $0.10 |
Nhãn dính có logo | 1 | $5 for 100 | $0.05 |
Tổng chi phí mỗi thành phẩm | $0.15 | ||
Tổng mỗi tháng | 18.8 (từ tính toán trước đây) | ||
Chi phí mỗi tháng | $2.28 cho nguyên liệu thô khả biến |
Bảng 3.2.4: Chi phí khả biến (nguyên liệu thô)
Nguyên liệu thô | Bao nhiêu? | Đơn giá? | Chi phí cho mỗi thành phẩm? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chi phí mỗi thành phẩm |
| ||
Tổng mỗi tháng |
| ||
Chi phí mỗi tháng |
|
Lưu ý
Bảng 3.2.5: Chi phí khả biến (lao động/lương)
Ai? | Mỗi tháng | Ty lệ | Chi phí mỗi tháng |
Cá nhân: Tôi | 5 giờ mỗi ngày x 6 ngày mỗi tuần x 4 tuần mỗi tháng = 120 giờ | $1 /giờ | $120 |
Cá nhân: người bán hàng ở kiosk trạm xe buýt | Ước tính mỗi tháng bán 10 sản phẩm, trị giá $ 1.5 (từ tính toán trước đây) = 15$ | 10% lượng hàng bán ra | $1.50 |
Chi phí lao động khả biến mỗi tháng |
|
Bảng 3.2.6: Chi phí khả biến (lao động/lương)
Ai? | Mỗi tháng | Ty lệ | Chi phí mỗi tháng |
Cá nhân: Tôi |
|
|
|
Nhân viên |
|
|
|
Điểm bán hàng 1 |
|
|
|
Điểm bán hàng 2 |
|
|
|
Điểm bán hàng 3 |
|
|
|
Chi phí mỗi tháng |
|
Lưu ý
Bảng 3.2.7: Chi phí cố định
Hạng mục | Giá mua | Số tháng sử dụng | Chi phí mỗi tháng |
Tiền thuê nhân viên ở chợ hàng tháng | - | - | $4.00 |
Thuê chỗ trưng bày hàng tháng trong cửa hàng cà phê | - | - | $1.00 |
Bàn cho quầy bán hàng ở chợ | $10 | 24 | $0.4 |
Tờ rơi | $5 | 12 | $0.2 |
Biển hiệu cho quầy bán hàng ở chợ | $10 | 24 | $0.4 |
Biển hiệu cho cửa hàng cà phê | $2 | 24 | $0.8 |
Biển hiệu cho ki ốt ở bến xe buýt | $2 | 24 | $0.8 |
Tiền đi lại đến chỗ người sản xuất (một lần mỗi tháng) | - | - | $8.00 |
Chi phí cố định mỗi tháng | $15.6 |
Bảng 3.2.8: Chi phí cố định
Hạng mục | Giá mua | Số tháng sử dụng | Chi phí mỗi tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí cố định mỗi tháng |
|
Lưu ý
Bảng 3.2.9: Ví dụ- tổng chi phí mỗi tháng
Loại chi phí | Tổng chi phí 1 tháng |
Nguyên vật liệu thô (khả biến) | $2.26 |
Chi phí lao động (khả biến) | $121.50 |
Chi chung (cố định) | $15.6 |
Tổng chi phí (chi ra) mỗi tháng | $139.36 |
giá x hàng bán – chi phí = lợi nhuận Bước 1 Giá của tôi x Hàng tôi bán ra = Doanh thu tháng $1.50 x 104 = $156.00 Bước 2 Hàng bán trong tháng - Chi phí của tôi = Lợi nhuận $156.00 - $139.36 = $17.00 |
Chúng tôi mới chỉ tính toán hàng bán ở chợ đêm thứ Bảy. Bạn sẽ cần phải làm một phép tính tương tự cho các điểm bán khác của bạn (ví dụ, ki ốt ở các trạm xe buýt và các bàn trưng bày ở cửa hàng cà phê).
Loại chi phí | Tổng chi phí 1 tháng |
Nguyên vật liệu thô (khả biến) |
|
Chi phí lao động (khả biến) |
|
Chi chung (cố định) |
|
Tổng chi phí (chi ra) mỗi tháng |
|
giá x hàng bán – chi phí = lợi nhuận Bước 1: Giá của tôI x Hàng tôi bán ra = Doanh thu tháng Bước 2: Hàng bán trong tháng - Chi phí của tôi = Lợi nhuận |
Đầy đủ nội dung 5 phần của tài liệu
Lập ngân sách và định giá – Phần 1: Ước tính giá thành và lượng bán hàng tháng
Lập ngân sách và định giá – Phần 3: Hệ thống sổ theo dõi và báo cáo
Trích từ “Hướng dẫn thực hành bán hàng”
Chương trình Năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ ASEAN
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School